Một khâu chế biến tại nhà máy sản xuất tôm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta.
Lợi nhuận Sao Ta đạt mức cao kỷ lục
Với mức lợi nhuận này, Sao Ta đang đi ngược với tình hình của thị trường, khi ngành tôm không mấy khả quan trong năm vừa qua.
Một năm thuận lợi khi về với chủ mới
Doanh nghiệp tôm có một năm không thành công khi thị trường gặp nhiều khó khăn cả về chính sách lẫn tình hình kinh doanh. Nhưng Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã chứng khoán: FMC) khá thuận lợi. Bằng chứng là lợi nhuận của công ty này đã đạt mức cáo nhất từ trước đến nay.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sao Ta, hiện là thành viên của The PAN Group, ông Hồ Quốc Lực vừa có những chia sẻ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2018 cũng như những định hướng cho năm 2019.
Theo ông Lực, ngành tôm năm qua trôi qua khá lặng lẽ, trong khi giá tôm tươi thương phẩm đã giảm giá quá lớn khiến người nuôi gần như không có lãi
Mặc dù tình hình không khả quan, FMC lại có 1 năm hoạt động khá tốt và hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Nhìn chung sản lượng vượt 10%, doanh số tiêu thụ vượt 5%. Riêng lợi nhuận đạt trên 200 tỉ đồng (chỉ tiêu năm tài chính là 140 tỉ đồng), là mức lãi lớn nhất của công ty từ trước đến nay.
Sao Ta về với PAN trong tình cảnh chủ cũ là công ty Hùng Vương đang gặp khó khăn và phải bán cho PAN. Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương, chia sẻ “Sao Ta là công ty tốt và ông rất buồn khi bắt buộc phài bán đi”. Mặc dù, thị trường ngành tôm vài năm trở lại đây khó khăn nhưng Sao Ta hầu như đầu vượt qua và chưa có năm nào thua lỗ”.
Tôm sẽ tiếp tục khó khăn
Đánh giá tình hình kinh doanh năm 2019, ông Lực nhận định “tình hình năm 2019 không khác nhiều so với năm cũ bởi theo dự báo sản lượng tôm sẽ tiếp tục tăng do thời tiết thuận lợi”. Trên nền tảng đó, FMC sẽ xây dựng phương án kinh doanh phù hợp và tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Và trong dài hạn, FMC cũng đã đề ra chiến lược phát triển cho mình tới năm 2025.
Ông Lực cho rằng mùa tôm 2019 chắc chắn rất sôi động, nhưng ngọt hay đắng cần sự chung tay, góp sức và đồng lòng từ nhiều phía. Yếu tố chủ quan là việc hình thành chuỗi giá trị con tôm và các cơ quan chức năng liên quan. Còn yếu tố khác quan có thể tác động là nguồn cung tôm lớn, giá rẻ từ một số nước.
Ông Lực kết luận, năm 2018 đã có nhiều tin tốt với FMC. Trong kinh doanh thì khó tránh được sơ suất và điều quan trọng là phải rút ra bài học để kết quả chung ngày càng tốt hơn. Ông Lực, chia sẻ The PAN Group năm qua đã góp phần không nhỏ để FMC tăng trưởng.
Thời điểm những năm 2013, ngành tôm đã gặp nhiều khó khăn nhưng Sao Ta vẫn nỗ lực vượt qua. Thời điểm đó, ông Lực thừa nhận, Nuôi tôm là ngành kinh doanh gặp rất nhiều rủi ro, dễ lỗ, khó lời, do đó, các DN tham gia vào ngành hàng này chịu áp lực rất lớn và phải luôn linh hoạt để đối phó với các tình huống biến động hòng có thể tồn tại.
Sao Ta được PAN ưu ái, bằng chứng là Công ty này liên tục có động thái mua vào cổ phiếu của Sao Ta. Thực tế, với doanh thu của Sao Ta cũng đã góp phần không nhỏ vào tình hình kinh doanh của PAN. Sao Ta được PAN coi là con át chủ bài của Công ty trong năm 2018 và FMC đạt được lòng nhà đầu tư.
Có những thời điểm, tôm Việt phải chịu cạnh tranh với tôm xuất khẩu từ thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Mexico. Trong khi, thị trường xuất khẩu chính vẫn là châu Âu, Mĩ, Nhật. Vì thế, xuất khẩu tôm của Việt ngày càng chịu nhiều áp lực.