Thứ Ba | 12/03/2013 16:23
"Lợi nhuận của thị trường trái phiếu có thể ở mức 10%/năm"
Giá trị thị trường trái phiếu sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2014 và 2015 với trên 70 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Theo một phân tích mới đây được Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đưa ra, trong một vài năm tới, lợi nhuận của thị trường trái phiếu có thể ở mức trung bình khoảng 10%/năm.
"Do đó, các công cụ chứng khoán nợ tại Việt Nam sẽ vẫn là kênh hấp dẫn đối với nhà đầu tư muốn có mức lợi nhuận tương đối tốt và ổn định", VFM đánh giá.
Nhận xét về thị trường trái phiếu Việt Nam, VFM cho biết, thị trường đã có sự tăng trưởng đáng kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong giai đoạn trước 2006, thị trường trái phiếu có tổng giá trị nhỏ hơn 5% GDP, nhưng tới cuối năm 2012, con số này đã lên tới 17% GDP, tương đương quy mô của thị trường Thái Lan trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Thị trường trái phiếu Việt Nam chủ yếu là các trái phiếu Chính phủ, được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo VFM, 90% lượng trái phiếu đang lưu hành sẽ đáo hạn trong 5 năm tới, giá trị trái phiếu sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2014 và 2015 với trên 70 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Khánh Lynh, Phó Tổng giám đốc VFM cho biết, thị trường trái phiếu là một thị trường không dễ cho nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia được (1 lô trái phiếu tối thiểu 50 tỷ đồng - PV). Do vậy, việc có thêm nhiều "tay chơi" như quỹ trái phiếu để nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể đầu tư được trái phiếu bằng đưa nhiều khoản nhỏ vào để góp thành một khoản lớn và tham gia giao dịch trái phiếu đó.
Do vậy, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoàn thành các văn bản pháp luật về việc cho phép thành lập quỹ mở, các công ty quản lý quỹ đã ngay lập tức cho ra đời các quỹ mở đầu tư trái phiếu, chứ không phải cổ phiếu.
Hiện Việt Nam đã có 3 quỹ mở trái phiếu là quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF), quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh Vinawealth (VFF) do VinaCapital và quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam (VFMVFB) do VFM và Dragon Capital xây dựng.
"Do đó, các công cụ chứng khoán nợ tại Việt Nam sẽ vẫn là kênh hấp dẫn đối với nhà đầu tư muốn có mức lợi nhuận tương đối tốt và ổn định", VFM đánh giá.
Nhận xét về thị trường trái phiếu Việt Nam, VFM cho biết, thị trường đã có sự tăng trưởng đáng kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong giai đoạn trước 2006, thị trường trái phiếu có tổng giá trị nhỏ hơn 5% GDP, nhưng tới cuối năm 2012, con số này đã lên tới 17% GDP, tương đương quy mô của thị trường Thái Lan trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Thị trường trái phiếu Việt Nam chủ yếu là các trái phiếu Chính phủ, được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo VFM, 90% lượng trái phiếu đang lưu hành sẽ đáo hạn trong 5 năm tới, giá trị trái phiếu sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2014 và 2015 với trên 70 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Khánh Lynh, Phó Tổng giám đốc VFM cho biết, thị trường trái phiếu là một thị trường không dễ cho nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia được (1 lô trái phiếu tối thiểu 50 tỷ đồng - PV). Do vậy, việc có thêm nhiều "tay chơi" như quỹ trái phiếu để nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể đầu tư được trái phiếu bằng đưa nhiều khoản nhỏ vào để góp thành một khoản lớn và tham gia giao dịch trái phiếu đó.
Do vậy, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoàn thành các văn bản pháp luật về việc cho phép thành lập quỹ mở, các công ty quản lý quỹ đã ngay lập tức cho ra đời các quỹ mở đầu tư trái phiếu, chứ không phải cổ phiếu.
Hiện Việt Nam đã có 3 quỹ mở trái phiếu là quỹ đầu tư trái phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF), quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh Vinawealth (VFF) do VinaCapital và quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam (VFMVFB) do VFM và Dragon Capital xây dựng.
Nguồn Khampha