Nông trại trong dự án "Nông nghiệp Bền vững" tại Đơn Dương.
Lợi ích đa phương từ Dự án Nông nghiệp Bền vững của PepsiCo
Trong một thập kỷ gần đây, phát triển bền vững là chiến lược trọng tâm của các tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh. Trên thực tế, 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đều đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu cho chuỗi cung ứng bền vững. Nông nghiệp Việt Nam với nhiều mặt hàng nông sản chiến lược như cà phê, hồ tiêu, hạt điều và khoai tây, đang trở thành điểm bắt đầu cho các chuỗi cung ứng bền vững của các tập đoàn đa quốc gia.
Tuy là một lộ trình cần nhiều thời gian và sự đầu tư, vùng nguyên liệu bền vững mang lại lợi ích cho nhiều bên. Lợi ích trực tiếp cho người nông dân thông qua tăng sản lượng và doanh thu. Song song đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà sản xuất từ đó gia tăng giá trị thương hiệu. Trên phương diện khách hàng là lợi ích về chất lượng và sức khỏe. Trong dài hạn, nông nghiệp bền vững còn mang lại lợi ích tích cực cho cộng đồng và xa hơn là các tác động tích cực đến môi trường.
Nông nghiệp bền vững tại Đơn Dương, Lâm Đồng
Hành trình của khoai tây Đơn Dương không chỉ còn là từ ruộng đồng ra đến chợ, mà là thành phẩm và trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đưa khoai tây Đơn Dương thành một thương hiệu là hành trình đã kéo dài hơn 10 năm, bắt đầu từ nhóm 8 kỹ sư nông học của PepsiCo Foods Việt Nam.
Vào năm 2008, khi bắt tay vào nghiên cứu về thổ nhưỡng của vùng Đơn Dương cùng giống khoai tây ít đường nhiều tinh bột cho phù hợp với vùng, nhóm kỹ sư đã tìm đến ông Phan Văn Trị tại Suối Thông C, Đạ Ron thuộc Đơn Dương. Ông Trị, người đã sống tại đây 30 năm, vốn đang trồng nông sản theo chuẩn VietGAP, đã quyết định trồng thử 0.5 hecta khoai tây cùng PepsiCo.
Ông Phạm Văn Trị tại nông trại khoai tây mẫu |
“Tôi quyết định trồng thử lúc đó vì nhận ra họ có kỹ thuật tốt và cam kết bao tiêu khoai.”, ông Trị chia sẻ về quyết định 10 năm trước của mình. Sau 6 năm, diện tích khoai tây của ông đã tăng lên gấp 12 lần so với ban đầu với sản lượng trung bình 30 tấn/ha. Nông trại của ông hiện nay cũng là một trong các nông trại mẫu, thử nghiệm các phương pháp canh tác mới và làm đối chứng cho các nông dân trồng khoai tại Đơn Dương.
Khởi điểm của hành trình 10 năm nông nghiệp bền vững của PepsiCo không dễ dàng. “Thuyết phục được nông dân tin chúng tôi là điều khó khăn nhất, điều đó được thực hiện bằng đội ngũ kỹ sư nông học sâu sát với từng cánh đồng, để hiểu từng khó khăn của từng hộ nông dân. Trên hết chúng tôi gánh vác và chia sẻ rủi ro cùng bà con là nền tảng cho niềm tin của họ. Người nông dân trồng khoai tây sẽ không bao giờ lỗ khi giá xuống, nhờ các hợp đồng bao tiêu với PepsiCo.”, ông Nguyễn Đức Huy, Nguyên Tổng Giám Đốc PepsiCo Foods Việt Nam, lý giải.
Niềm tin đã giúp tăng số nông hộ tham gia chương trình này lên 10 lần, đạt 580 người sau 10 năm. Công sức trong một thập kỷ đồng hành của các kỹ sư nông học với bà con nông dân đã giúp năng suất tăng khoai tây tăng lên 12 lần đạt hơn 9,7 ngàn tấn/năm, biến Đơn Dương thành vùng nguyên liệu chiến lược, cung cấp 70% nguyên liệu cho thương hiệu snack Poca của PepsiCo.
Từ là một loại cây trồng mới 10 năm trước, khoai tây Đơn Dương có năng suất cao hơn 43% so với năng suất trung bình tại miền Bắc Việt Nam và đạt sản lượng trung bình 24,3 tấn mỗi héc-ta.
Thu hoạch khoai tây bằng máy móc trong dự án Nông nghiệp Bền vững của PepsiCo |
Trên thực tế sau thành công của những nông dân đầu tiên như ông Trị, đã có nhiều nông hộ tham gia vào dự án nông nghiệp bền vững này của PepsiCo. “Luân canh khoai tây vào mùa ít nước sẽ giúp chúng tôi đảm bảo giá bán và tránh các rủi ro về dịch bệnh, mất mùa như khi trồng rau.”, chị Hương (nông hộ tại Đạ Ron, 39 tuổi) chia sẻ về lý do tham gia của chị và các anh em trong gia đình.
Không chỉ là lợi ích cho nông dân
Theo hướng ngược lại, thành công trong xây dựng vùng nguyên liệu bền vững là một lợi thế cạnh tranh chiến lược. Theo một khảo sát của Boston Consulting Group trên 9.000 người tiêu dùng, 86% trong số họ trả lời rằng họ muốn các sản phẩm tốt cho thế giới và bản thân họ, như các sản phẩm organic, tự nhiên, thân thiện môi trường, và minh bạch trong chuỗi cung ứng.
Vì vậy, xây dựng mối quan hệ bền vững với nông dân, đảm bảo nguồn cung ứng bền vững, chính là chìa khoá niềm tin người tiêu dùng cho ngành bán lẻ. Đây là bài toán đầu tư mang lại lợi ích kép cho các thương hiệu khi vừa tăng giá trị thương hiệu lại vừa bảo đảm nguồn cung ứng.
Ông Nguyễn Phúc Trai cùng nông dân kiểm tra chất lượng khoai tây sau thu hoạch |
Không chỉ là tăng giá trị thương hiệu của nhà sản xuất, nông nghiệp bền vững còn tạo nên thương hiệu cho vùng nguyên liệu. Chương trình “Nông nghiệp Bền vững Đơn Dương” nằm trong chiến lược dài hạn của PepsiCo diễn ra tại 38 quốc gia.
““Hành trình sản xuất khoai tây ở Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công về nông nghiệp đáng tự hào nhất của PepsiCo. Những bài học và kinh nghiệm mà chúng tôi cùng rút ra được ở đây đã giúp rất nhiều đội ngũ nông học của chúng tôi trên toàn cầu giải quyết các thách thức tương tự ở các thị trường khác”, bà Christine Daugherty, Phó Chủ tịch Chương trình Nông nghiệp bền vững toàn cầu của PepsiCo, lý giải việc bà tự hào mang thành công của khoai tây Đơn Dương chia sẻ tại nhiều quốc gia khác.
Bà Christine Daugherty đến thăm nông trại khoai tây tại Đơn Dương |
Tên tuổi của vùng nguyên liệu bền vững cũng tạo ra nhiều giá trị vô hình khác. Trực tiếp là giá trị đất nông nghiệp của Đơn Dương tăng từ 2 tỷ lên đến 5 tỷ/ha. Thương hiệu của vùng nguyên liệu cũng mở ra các cơ hội tiến vào các thị trường mới cho nông sản Đơn Dương. Ông Nguyễn Anh Minh, Phó Vụ Trưởng Vụ Hợp Tác Quốc Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cũng chia sẻ về mục tiêu đưa khoai tây Đơn Dương ra các thị trường quốc tế và góp phần xây dựng nông nghiệp bền vững của Việt Nam.
Nhìn xa hơn, nông nghiệp là một trong những ngành có tác động nặng nề đến môi trường. Theo World Bank, hơn 70% lượng nước ngọt đang được sử dụng là cho nông nghiệp. Vào năm 2050, sản lượng nông nghiệp sẽ phải tăng lên gấp rưỡi để phục vụ cho 9 tỷ người, và sẽ làm giảm quỹ nước ngọt xuống hơn 15%. Vì vậy, việc tiết kiệm nguồn nước ngọt đang là bài toán lớn trong nông nghiệp.
Dự án của PepsiCo đã thực hiện nhiều cách tưới như từ tưới phun sương, rồi đến nhỏ giọt nhằm tối ưu hoá năng suất và tiết kiệm chi phí cho các nông trại. Điển hình, lượng nước tưới tiết kiệm được của dự án là hơn 1.4 triệu m3, tương đương với lượng nước chứa trong 561 hồ bơi chuẩn Olympic.
Ông Nguyễn Phúc Trai, Giám đốc nông học PepsiCo Foods Việt Nam, cho biết, tối ưu hoá lượng nước tưới không chỉ là tiết kiệm chi phí canh tác cho bà con nông dân hay bảo vệ nguồn tài nguyên, mà còn có một lợi ích khác giúp tăng năng suất khoai tây. Khoai tây Đơn Dương có năng suất tăng trung bình 4 lần, từ 5,6 lên 24,3 tấn/ha.
Trong 5 năm tới, dự án của PepsiCo hướng đến tăng năng suất lên gấp 3 lần, đạt 30 ngàn tấn/năm. Và hướng đến tỷ lệ nội địa hoá nguồn cung 100% cho các sản phẩm của mình. Song song với việc mở rộng lên 2,500 đến 3,000 hộ nông tham gia dự án và đồng thời tăng năng suất lên 20% thông qua phát triển giống khoai tây.