Thứ Năm | 03/01/2013 10:44

Lời giải ‘đẹp’ cho Western Bank, PVFC và Petro Vietnam?

Việc hợp nhất Western Bank với PVFC “tự nhiên” co gọn tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam...

Thị trường vừa đón thông tin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hợp nhất Western Bank với PVFC. Lời giải cho các bên bắt đầu định hình trên thực tế.

Ngày 27/9/2011, Chính phủ có Nghị quyết số 94/NQ-CP về việc thoái vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Với chủ trương này, Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) đứng trước bước ngoặt “sống còn” - từ mà một lãnh đạo tổng công ty từng dùng đến khi nói về tình thế của mình.

Bởi lẽ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là cổ đông lớn, đang nắm tới 78% cổ phần của PVFC. Một tỷ lệ sở hữu lớn như vậy, phải thoái sẽ dẫn đến những xáo trộn lớn.

PVFC gắn chặt với tập đoàn mẹ, bởi được hình thành, hoạt động chủ yếu phục vụ cho các thành viên trong cùng hệ thống. Ngoài tỷ lệ sở hữu lớn, cả đầu vào lẫn đầu ra đều có mối liên hệ quan trọng với Petro Vietnam. Giả sử thoái vốn xong, mối liên hệ đó sẽ bớt tính ràng buộc và trách nhiệm, hoạt động của PVFC có thể bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, sau khi phát triển thành quy mô thuộc nhóm 12 tổ chức tín dụng lớn nhất trong hệ thống, những yếu điểm của PVFC ngày càng lộ rõ: họ không thể mở rộng mạng lưới như các ngân hàng, không được huy động vốn dân cư, khó tìm vốn trung dài hạn trong khi đầu ra chủ yếu là tài trợ trung dài hạn, không được mở các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và thu hút khách hàng (thanh toán, bao thanh toán, quản lý nguồn tiền, dịch vụ thẻ…). Nay thêm “cú hẫng” từ tập đoàn mẹ thoái vốn, tổng công ty này sẽ càng khốn khó.

Nếu là một công ty tài chính nhỏ như nhiều thành viên khác, các bên liên quan và nhà quản lý dễ sắp xếp lại gọn gàng. Còn PVFC có quy mô tổng tài sản lên tới trên dưới 90.000 tỷ đồng, là công ty niêm yết gắn với cả chục nghìn cổ đông, nhà đầu tư…

Về phía Petro Vietnam, thoái vốn cũng không phải là một lát cắt gọn và nhẹ nhàng. Tỷ lệ sở hữu 78% trong quy mô 6.000 tỷ đồng vốn điều lệ là rất lớn. Phải bán với lượng hàng lớn, phải bán cho nhanh với áp lực thời hạn đến 2015 đương nhiên khó có lợi về giá; đó là chưa nói đến tình huống phải tìm cách bán cho được. Vốn và tài sản nhà nước theo đó dễ bị thiệt.

Nay, cuối cùng thì kế hoạch hợp nhất giữa PVFC với ngân hàng Phương Tây (Western Bank) đã có thông tin cơ bản. Lời giải cho những vấn đề trên đã có thể định hình.

Theo kịch bản hợp nhất, Petro Vietnam “bỗng nhiên” giảm bớt áp lực, xét ở khía cạnh quy mô sở hữu, khi tỷ lệ nắm giữ co gọn đáng kể. PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng và Petro Vietnam sở hữu 78%. Western Bank có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Hợp nhất, ngân hàng hình thành sau đó có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng; tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam sẽ chỉ còn lại 52%.

Nguồn tin mà VnEconomy tìm hiểu cho hay, hiện một số nhà đầu tư đang để mắt đến khả năng hợp nhất hai tổ chức trên để đón việc thoái vốn của Petro Vietnam tại ngân hàng sau hợp nhất. Nhiều khả năng các tổ chức này sẽ đàm phán mua lại 288 triệu cổ phần, tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam sẽ giảm xuống còn 20%.

Đó là một tình huống có thể xẩy ra. Nếu vậy, áp lực phải thoái vốn của Petro Vietnam sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, một tỷ lệ sở hữu còn lại đủ để tập đoàn này tiếp tục gắn bó và có trách nhiệm với ngân hàng sau hợp nhất. Và PVFC cũng có thể hy vọng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ “lưu ý” cho một lộ trình Petro Vietnam tiếp tục thoái vốn phù hợp, bởi sau hợp nhất họ cần tránh tình huống bị “bỏ rơi” đột ngột, cần sự hỗ trợ nhiều mặt đề đi vào hoạt động ổn định, bền vững. Thực tế các trường hợp sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng vừa qua cũng đã và đang nhận được những hỗ trợ đáng kể.

Nếu lời giải định hình như trên, vấn đề còn lại là ngân hàng sau hợp nhất có hoạt động tốt hay không, lợi ích như thế nào?

Khi hợp nhất PVFC khắc phục được những yếu điểm của mình. Western Bank cũng có được một vị thế lớn hơn, khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Ngân hàng sau hợp nhất có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, hơn 100.000 tỷ đồng tổng tài sản là quy mô đáng kể - điều mà Ngân hàng Nhà nước định hướng vừa giảm lượng thành viên, vừa tăng quy mô mỗi thành viên trong hệ thống.

Về lý thuyết, cơ thể sau hợp nhất là sự kết hợp của một ngân hàng đầu tư với một ngân hàng bán lẻ, cùng bổ sung cho nhau. Họ cùng có điều kiện để mở rộng mạng lưới, phát triển các sản phẩm đa dạng, tăng cạnh tranh để mở rộng khách hàng…

Với hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, cuộc “hôn nhân” này cũng mở ra một tiền lệ, nếu thành công có thể xem xét là một giải pháp để thực hiện tái cơ cấu các công ty tài chính khác.

Dĩ nhiên, nếu hợp nhất, họ cũng phải đối diện với những khó khăn để tương thích với thị trường, đồng thuận trong quản trị điều hành, hay ngay cả sự hòa hợp văn hóa của hai doanh nghiệp trước đó hay không…

(Theo VnEconomy)Thị trường vừa đón thông tin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hợp nhất Western Bank với PVFC. Lời giải cho các bên bắt đầu định hình trên thực tế.

Ngày 27/9/2011, Chính phủ có Nghị quyết số 94/NQ-CP về việc thoái vốn của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Với chủ trương này, Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC) đứng trước bước ngoặt “sống còn” - từ mà một lãnh đạo tổng công ty từng dùng đến khi nói về tình thế của mình.

Bởi lẽ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là cổ đông lớn, đang nắm tới 78% cổ phần của PVFC. Một tỷ lệ sở hữu lớn như vậy, phải thoái sẽ dẫn đến những xáo trộn lớn.

PVFC gắn chặt với tập đoàn mẹ, bởi được hình thành, hoạt động chủ yếu phục vụ cho các thành viên trong cùng hệ thống. Ngoài tỷ lệ sở hữu lớn, cả đầu vào lẫn đầu ra đều có mối liên hệ quan trọng với Petro Vietnam. Giả sử thoái vốn xong, mối liên hệ đó sẽ bớt tính ràng buộc và trách nhiệm, hoạt động của PVFC có thể bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, sau khi phát triển thành quy mô thuộc nhóm 12 tổ chức tín dụng lớn nhất trong hệ thống, những yếu điểm của PVFC ngày càng lộ rõ: họ không thể mở rộng mạng lưới như các ngân hàng, không được huy động vốn dân cư, khó tìm vốn trung dài hạn trong khi đầu ra chủ yếu là tài trợ trung dài hạn, không được mở các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và thu hút khách hàng (thanh toán, bao thanh toán, quản lý nguồn tiền, dịch vụ thẻ…). Nay thêm “cú hẫng” từ tập đoàn mẹ thoái vốn, tổng công ty này sẽ càng khốn khó.

Nếu là một công ty tài chính nhỏ như nhiều thành viên khác, các bên liên quan và nhà quản lý dễ sắp xếp lại gọn gàng. Còn PVFC có quy mô tổng tài sản lên tới trên dưới 90.000 tỷ đồng, là công ty niêm yết gắn với cả chục nghìn cổ đông, nhà đầu tư…

Về phía Petro Vietnam, thoái vốn cũng không phải là một lát cắt gọn và nhẹ nhàng. Tỷ lệ sở hữu 78% trong quy mô 6.000 tỷ đồng vốn điều lệ là rất lớn. Phải bán với lượng hàng lớn, phải bán cho nhanh với áp lực thời hạn đến 2015 đương nhiên khó có lợi về giá; đó là chưa nói đến tình huống phải tìm cách bán cho được. Vốn và tài sản nhà nước theo đó dễ bị thiệt.

Nay, cuối cùng thì kế hoạch hợp nhất giữa PVFC với ngân hàng Phương Tây (Western Bank) đã có thông tin cơ bản. Lời giải cho những vấn đề trên đã có thể định hình.

Theo kịch bản hợp nhất, Petro Vietnam “bỗng nhiên” giảm bớt áp lực, xét ở khía cạnh quy mô sở hữu, khi tỷ lệ nắm giữ co gọn đáng kể. PVFC có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng và Petro Vietnam sở hữu 78%. Western Bank có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Hợp nhất, ngân hàng hình thành sau đó có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng; tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam sẽ chỉ còn lại 52%.

Nguồn tin mà VnEconomy tìm hiểu cho hay, hiện một số nhà đầu tư đang để mắt đến khả năng hợp nhất hai tổ chức trên để đón việc thoái vốn của Petro Vietnam tại ngân hàng sau hợp nhất. Nhiều khả năng các tổ chức này sẽ đàm phán mua lại 288 triệu cổ phần, tỷ lệ sở hữu của Petro Vietnam sẽ giảm xuống còn 20%.

Đó là một tình huống có thể xẩy ra. Nếu vậy, áp lực phải thoái vốn của Petro Vietnam sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, một tỷ lệ sở hữu còn lại đủ để tập đoàn này tiếp tục gắn bó và có trách nhiệm với ngân hàng sau hợp nhất. Và PVFC cũng có thể hy vọng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ “lưu ý” cho một lộ trình Petro Vietnam tiếp tục thoái vốn phù hợp, bởi sau hợp nhất họ cần tránh tình huống bị “bỏ rơi” đột ngột, cần sự hỗ trợ nhiều mặt đề đi vào hoạt động ổn định, bền vững. Thực tế các trường hợp sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng vừa qua cũng đã và đang nhận được những hỗ trợ đáng kể.

Nếu lời giải định hình như trên, vấn đề còn lại là ngân hàng sau hợp nhất có hoạt động tốt hay không, lợi ích như thế nào?

Khi hợp nhất PVFC khắc phục được những yếu điểm của mình. Western Bank cũng có được một vị thế lớn hơn, khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Ngân hàng sau hợp nhất có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, hơn 100.000 tỷ đồng tổng tài sản là quy mô đáng kể - điều mà Ngân hàng Nhà nước định hướng vừa giảm lượng thành viên, vừa tăng quy mô mỗi thành viên trong hệ thống.

Về lý thuyết, cơ thể sau hợp nhất là sự kết hợp của một ngân hàng đầu tư với một ngân hàng bán lẻ, cùng bổ sung cho nhau. Họ cùng có điều kiện để mở rộng mạng lưới, phát triển các sản phẩm đa dạng, tăng cạnh tranh để mở rộng khách hàng…

Với hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, cuộc “hôn nhân” này cũng mở ra một tiền lệ, nếu thành công có thể xem xét là một giải pháp để thực hiện tái cơ cấu các công ty tài chính khác.

Dĩ nhiên, nếu hợp nhất, họ cũng phải đối diện với những khó khăn để tương thích với thị trường, đồng thuận trong quản trị điều hành, hay ngay cả sự hòa hợp văn hóa của hai doanh nghiệp trước đó hay không…

(Theo VnEconomy)