Ngành VLXD, ngành thi công và ngành BĐS được hưởng lợi từ dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua địa phận 13 tỉnh. Ảnh: TL.
Lộ diện 3 nhóm ngành sẽ đón sóng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá đầu tư công được cho là vũ khí để chống lại tình hình suy giảm kinh tế - đây cũng là giải pháp đã được nhiều quốc gia sử dụng.
Theo thống kê của BSC, 9 địa phương trong nước đã đề ra kế hoạch giải ngân trên 10.000 tỉ đồng, trong đó 4/9 tỉnh đã giải ngân ước đạt trên 35%. Thanh Hóa ước đạt 5.798 tỉ đồng, tương đương 58% kế hoạch.
Theo Tổng cục thống kê (GSO), lũy kế từ đầu 2021 tới nay, giải ngân ngân sách nhà nước (NSNN) giảm 0,43% so với cùng kỳ, tương đương 51% kế hoạch. BSC ước tính giải ngân vốn ngân sách trong năm 2021 sẽ đạt 513.129 tỉ đồng (bằng 96,1% kế hoạch đã được giao bởi Thủ tướng Chính phủ. Đối với năm 2022, BSC ước tính giải ngân vốn ngân sách sẽ đạt 567.277 tỉ đồng.
Đối với năm 2022, BSC ước tính giải ngân vốn ngân sách sẽ đạt 567.277 tỉ đồng. Ảnh: Theo báo cáo BSC. |
BSC cũng đánh giá tiền đề để góp phần đẩy mạnh đầu tư công là nghị quyết 108/NQ-CP, nghị quyết 84/NQ-CP và nghị quyết số 63/NQ-CP liên quan tới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Nhận định về nhóm ngành hưởng lợi từ "đầu kéo" nền kinh tế là đầu tư công, BSC chỉ ra 3 nhóm ngành dự báo sẽ "đón sóng" gồm ngành VLXD (thép, xi măng, đá cát, nhựa, nhựa đường), ngành thi công (xây dựng, ETC, giao thông thông minh, xây dựng điện, vật liệu điện) và ngành BĐS (BĐS dân cư, BĐS KCN) nhờ hưởng lợi từ dự án cao tốc Bắc - Nam đi qua địa phận 13 tỉnh.
Theo BSC, đa số cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đã tăng trưởng mạnh mẽ về cả giá và thanh khoản. Bên cạnh đó, cơ hội đầu tư vẫn còn khi mà cao điểm giải ngân đầu tư công vẫn nằm ở trung hạn giai đoạn 2022-2025.
HSBC Việt Nam hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế rót vốn vào VNLIFE