Thứ Tư | 03/10/2012 16:47
Lĩnh vực logistics tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển
Theo các chuyên gia, lĩnh vực logistics tại Việt Nam trong vài năm tới có thể tăng trưởng gấp 2 hoặc 3 lần trên tổng thể nền kinh tế.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Chuỗi cung ứng 2012 đang diễn ra tại TPHCM, các chuyên gia đã tập trung thảo luận xoay quanh hơn 20 chủ đề trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, trong đó ba chủ đề được đặc biệt quan tâm đó là: thu mua- tìm nguồn hàng, sản xuất, bán lẻ và phân phối.
Theo các chuyên gia, việc thiếu hụt lao động có tay nghề cao và được đào tào chuyên môn cũng như việc tiếp cận vốn đầu tư còn quá khó khăn đối với các doanh nghiệp tư nhân vẫn là một trở ngại lớn cho sự phát triển chuỗi cung ứng hoàn thiện tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hiệp tại, trước áp lực chi phí đầu vào ngày một tăng sẽ buộc tất cả các công ty phải xem xét đến các nhân tố tạo nên chi phí, bao gồm cả các chi phí ẩn. Điều này sẽ dẫn đến việc tiêu chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng. Trong đó, lĩnh vực logistics tại Việt Nam trong vài năm tới có thể tăng trưởng gấp 2 hoặc 3 lần trên tổng thể nền kinh tế.
Đây là tín hiệu rất tốt đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics. Dự báo, trong thời gian tới, các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng sẽ có sự tăng trưởng khá nhưng lợi nhuận thu về lại không nhiều do chi phí vốn tăng lên đáng kể.
Để hỗ trợ cho sự phát triển của toàn chuỗi cung ứng (thu mua- tìm nguồn hàng, sản xuất, bán lẻ và phân phối) trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng các Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp về cấp giấy phép xây dựng chuỗi cung ứng cũng như những yêu cầu đầu tư nâng cao chất lượng, đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm.
Ngoài ra, chính sách cần áp dụng các quy tắc cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực chuỗi cung ứng tương tự như công ty trong nước để đảm bảo một sân chơi công bằng…
Theo các chuyên gia, việc thiếu hụt lao động có tay nghề cao và được đào tào chuyên môn cũng như việc tiếp cận vốn đầu tư còn quá khó khăn đối với các doanh nghiệp tư nhân vẫn là một trở ngại lớn cho sự phát triển chuỗi cung ứng hoàn thiện tại Việt Nam.
Trong bối cảnh hiệp tại, trước áp lực chi phí đầu vào ngày một tăng sẽ buộc tất cả các công ty phải xem xét đến các nhân tố tạo nên chi phí, bao gồm cả các chi phí ẩn. Điều này sẽ dẫn đến việc tiêu chuẩn hóa từng khâu trong chuỗi cung ứng. Trong đó, lĩnh vực logistics tại Việt Nam trong vài năm tới có thể tăng trưởng gấp 2 hoặc 3 lần trên tổng thể nền kinh tế.
Đây là tín hiệu rất tốt đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics. Dự báo, trong thời gian tới, các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng sẽ có sự tăng trưởng khá nhưng lợi nhuận thu về lại không nhiều do chi phí vốn tăng lên đáng kể.
Để hỗ trợ cho sự phát triển của toàn chuỗi cung ứng (thu mua- tìm nguồn hàng, sản xuất, bán lẻ và phân phối) trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng các Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp về cấp giấy phép xây dựng chuỗi cung ứng cũng như những yêu cầu đầu tư nâng cao chất lượng, đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm.
Ngoài ra, chính sách cần áp dụng các quy tắc cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực chuỗi cung ứng tương tự như công ty trong nước để đảm bảo một sân chơi công bằng…
Nguồn Báo Đầu tư