Thứ Tư | 18/06/2014 12:19

Lấy phiếu tín nhiệm chỉ còn 2 mức

Thay vì ba mức "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp" theo quy định hiện hành, tới đây sẽ chỉ còn hai mức là "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".

Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội sáng nay (18-6), Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương cho biết sẽ tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội để việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thực chất, hiệu quả.

Theo đó, thay vì ba mức "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp" theo quyđịnh hiện hành, tới đây sẽ chỉ còn hai mức là "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".

*Ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội góp ý cho việc sửa đổi nghị quyết về lấyphiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được tiếp thu như thế nào, thưa bà?

-Tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trìnhQuốc hội sửa đổi nghị quyết 35 theo hướng lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức danh do Quốchội bầu hoặc phê chuẩn 2 lần trong một nhiệm kỳ. Thời điểm lấy phiếu là vào cuối năm thứ hai vàcuối năm thứ tư của nhiệm kỳ đó.

Như vậy, những người thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm sẽ có đủ thời gian, điều kiệnđể thể hiện hết khả năng của mình cũng như sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm. Thời gian ấy cũngđủ để Quốc hội, HĐND giám sát những người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn một cách thườngxuyên hơn.

*Về mức phiếu thì sao, có tiếp tục giữ ba mức "tín nhiệm cao, tín nhiệm, tínnhiệm thấp" không?

-Phiếu tín nhiệm chỉ có hai mức: tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Như vậy sẽ phân biệtrõ được những người sau khi đã được Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn thì thực thi nhiệm vụ đó, mứcđộ tín nhiệm còn như cũ hay không, hay là đã bị giảm uy tín.

Đây là việc lấy phiếu nên không quy định "tín nhiệm" hoặc "không tín nhiệm". Việcxử lý căn cứ vào kết quả lấy phiếu. Những người có phiếu tín nhiệm thấp trên 50% thì có quyền xintừ chức. Các cơ quan quản lý cán bộ sẽ có cách xử lý để bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý hơn.Nếu như tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp từ 2/3 trở lên thì có lẽ phải thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm ngaytại kỳ họp đó.

Các nội dung trên đây sẽ được báo cáo đại biểu Quốc hội và Quốc hội sẽ thông quanghị quyết ngay tại kỳ họp này.

*Nếu việc lấy phiếu tín nhiệm cũng được thực hiện trong Đảng và có nhữngtrường hợp tín nhiệm trong Đảng thì cao mà ra Quốc hội tín nhiệm thấp thì sao, thưa bà?

-Đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến của Nhân dân để đưa ra các quyết định củamình. Như vậy, chúng ta vừa phải thực hiện chủ trương của Đảng nhưng phải thể hiện ý chí của Nhândân. Quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Quốc hội.

*Vậy Quốc hội có tiến hành lấy phiếu tín nhiệm vào cuối năm nay không?

-Nếu các Quốc hội thông qua nghị quyết sửa đổi vào kỳ họp này thì vẫn tiếnhành lấy phiếu tín nhiệm vào cuối năm nay.

Nguồn Tuổi trẻ


Sự kiện