Hàng Việt từng có thời áp đảo tại Lào, nhưng nay phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan...

 
Minh Anh Thứ Sáu | 25/01/2019 17:01

Lào bỏ thuế nhập khẩu với hơn 8.000 mặt hàng của ASEAN

Lào đã giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với 8.536 mặt hàng nhập từ các nước thành viên ASEAN.

Giữ nguyên thuế với 325 mặt hàng

Thông tin được đưa ra từ tờ Vientiane Times, trong báo cáo tại kỳ họp thường niên của ngành kế hoạch tài chính Lào tại thủ đô Vientiane mới đây, Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào cho biết giới chức nước này đã giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với 8.536 mặt hàng nhập từ các nước thành viên ASEAN, như là một phần trong nỗ lực nhằm thiết lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN.

Con số này chiếm đến 89% tổng số mặt hàng nằm trong danh sách các sản phẩm và hàng hóa mà Lào đang trao đổi thương mại với các nước trong khu vực theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Báo cáo cho biết thêm theo hiệp định ATIGA, Lào chỉ có thể duy trì thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm mà nước này cho là cần thiết đối với sự ổn định kinh tế.

Theo đó, Lào đã giữ nguyên mức thuế nhập khẩu đối với 325 mặt hàng. Những năm gần đây, Chính phủ Lào đã đánh thuế giá trị gia tăng ở mức 10% đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này nhằm thúc đẩy doanh thu trong nước. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nhập khẩu còn bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế doanh thu. 

Hiện tại, các sản phẩm nước ngoài đang tràn lan trên thị trường Lào và chiếm đến hơn 50% các mặt hàng được bán ra ở nước này. Chính phủ Lào đã cố gằng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhưng nhiều doanh nghiệp như các nhà sản xuất xi măng và thép đã phàn nàn về sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Việt Nam có hưởng lợi?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt – Lào trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 655,8 triệu USD (tăng 12,9% so với 580,4 triệu USD cùng kỳ năm 2017). 

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu

Lao bo thue nhap khau voi hon 8.000 mat hang cua ASEAN
 

của Việt Nam sang Lào đạt 388 triệu USD, (tăng 12,9% so với 343,7 triệu USD cùng kỳ). Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 267,8 triệu USD (tăng 13,1% so với 236,7 triệu USD cùng kỳ).

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Lào bao gồm sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải, xi măng, sản phẩm từ chất dẻo, dây và cáp điện, rau củ quả...

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Lào chủ yếu là phân bón, gỗ và sản phẩm gỗ, quặng và khoáng sản. Thông qua hoạt động thương mại biên giới, Việt Nam và Lào đã trao đổi được khối lượng lớn các mặt hàng nông - lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp và khoáng sản.

Nhìn chung, các mặt hàng xuất - nhập khẩu giữa 2 nước mang tính bổ sung, không cạnh tranh trực tiếp, đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như cho sản xuất của 2 bên. Có thể, các mặt hàng của Việt Nam sang Lào sẽ nằm trong nhóm được giảm thuế quan.

Trong lĩnh vực đầu tư, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam), Việt Nam đã đầu tư sang 24 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, Lào là địa bàn dẫn đầu với 80,12 triệu USD, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Có được kết quả này là do Chính phủ Lào đã cải thiện rất tốt các thủ tục cấp chứng nhận đầu tư nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Ông Somxay Sanamoune, Tổng lãnh sự Lào tại TP.HCM, cho biết để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ Lào đang bỏ dần các quy định, thủ tục hành chính rườm rà, giảm thời gian thành lập doanh nghiệp, giảm thuế và tăng cường cơ sở hạ tầng...

Hiện nay, các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi do Chính phủ khuyến khích đầu tư và xuất khẩu sang Lào; nhiều doanh nghiệp đã sản xuất, kinh doanh tại Lào nên việc kết nối doanh nghiệp Lào tương đối dễ dàng. Theo nghị định sửa đổi về các đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên biệt (SEZs) được Chính phủ Lào ban hành mới đây, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.