Thứ Hai | 06/07/2015 13:30

Làm sao để được cấp dưới nể phục và lắng nghe?

Nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy bối rối khi đưa ra quyết định quan trọng và đối mặt sự phản đối từ cấp dưới. Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Khi quản lý cấp cao ngập ngừng ra quyết định

Trước đây, khi mà mọi ý kiến, nhận xét hay quyết định của những quản lý cấp cao gần như luôn đạt được sự hưởng ứng của nhân viên cấp dưới thì trong những năm gần đây, nền kinh tế có những biến động lớn và tầng lớp tri thức trẻ đang ngày càng được đào tạo về chuyên môn, không ít các nhà quản lý lão làng đã có lúc ngập ngừng với chính những quyết định họ đưa ra khi vấp phải sự không đồng thuận từ những người đồng nghiệp trẻ tuổi. Xét về tính khả thi, mọi kế hoạch đề ra vẫn thực hiện và hoàn thành nhưng nhen nhóm trong họ một sự ngờ vực về năng lực bản thân, các nhà quản lý này trở nên rụt rè và cân nhắc nhiều hơn khi ra quyết định.

Đây có thể được xem là động thái tốt vì năng lực của dàn nhân viên trẻ cùng kinh nghiệm lâu năm của cấp quản lý sẽ khiến doanh nghiệp nhanh chóng chuyển mình theo hướng tích cực. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tinh thần thì điều này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các quản lý khi họ dần cảm thấy mất tự tin hơn.

Nguyên nhân do đâu?

Khi xem xét lại các kế hoạch do cấp dưới lập ra, không ít các quản lý cấp cao phải thừa nhận những đồng nghiệp trẻ giải quyết vấn đề mạch lạc và hiệu quả. Việc sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành giúp họ đi vào vấn đề rõ ràng và tinh tế hơn. Cách giải quyết vấn đề vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của họ nhưng đan xen vào là những nhận định và tư duy mới. Mọi kế hoạch trở nên phù hợp hơn với tính thay đổi của nền kinh tế hay sự phát triển của các ngành công nghệ kèm theo. Vậy phải chăng những nhà quản lý cấp cao này đang đi ngược lại với sự phát triển của thời đại hay bởi một yếu tố nào?

Anh Minh, trưởng phòng kinh doanh tại một công ty dược phẩm nhận định: “Tôi nhận thấy các nhân viên trẻ dưới quyền tôi ngày càng giỏi hơn với những hướng đề xuất mới của họ dựa theo ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới”.

Hay chị Hoàng, quản lý nhân sự tại một tập đoàn đa quốc gia nhận xét: “Các bạn trẻ giờ nhiều người giỏi lắm, họ năng nổ và áp dụng nhiều cái mới vào để giải quyết những tồn tại mà trước giờ chúng tôi vẫn chưa thể hoàn thiện. Điều này lại khiến một số anh chị quản lý thâm niên hơi “chột dạ” một chút”.

Giải thích vấn đề này, chị Trang, giám đốc một chương trình thạc sĩ dành cho cấp quản lý đang có tiếng tại TP.HCM cho rằng “không ít các quản lý cấp cao hiện nay đang trở nên rụt rè hơn trong công việc, họ cảm thấy những nhận định hay hướng giải quyết của họ đang thiếu đi sự đồng nhất với sự phát triển của thị trường. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính nằm ở chỗ các quản lý này đang có một khoảng cách với những người trẻ, chủ yếu là mặt kiến thức về sự phát triển của xã hội”

Vậy đâu là giải pháp?

Sự phát triển về nền kinh tế nói chung và công nghệ nói riêng đang khiến xã hội đang tiến nhanh với tốc độ chóng mặt. Sự tụt hậu về kiến thức thời kỳ hội nhập đang là rào cản rất lớn cho bất kỳ cá nhân nào, đặc biệt là những nhà quản lý lão làng. E ngại đổi mới sẽ khiến họ trở nên bảo thủ, dẫn đến phản ứng gay gắt khi phải chịu sự phản đối từ những luồng tự tưởng mới và tiến bộ hơn.

Anh Minh cười nói: “Chắc tôi phải đi học lên hay sao quá, đường đường kinh nghiệm đầy mình mà thua đám trẻ, tôi ức chứ”.  

Chị Hoàng đưa ra hướng giải quyết: “Sắp tới phòng Nhân sự lên kế hoạch mở ra các buổi seminar trao đổi giữa các quản lý cấp cao với đội ngũ nhân viên trẻ, một là để gắn kết hơn, hai là để họ tiếp thu thêm cái mới. Nhưng về lâu về dài, chúng tôi phải giúp họ bổ sung kiến thức bằng cách con đường chính thống, hệ cao học quốc tế sẽ là hướng chúng tôi sẽ nhắm đến”.

Tri thức là sức mạnh

Sự phát triển thì chẳng chờ hay dành chỗ cho những ai còn đang tụt hậu lại phía sau. Để cạnh tranh hơn với đối thủ hay gần hơn là những người đồng nghiệp trẻ, kiến thức là hướng đi an toàn và vững chắc nhất. Kinh nghiệm đi cùng kiến thức mới được bổ sung, đây là chìa khóa giúp các nhà quản lý cấp cao lấy lại sự tự tin mà họ đã từng có.

Lam sao de duoc cap duoi ne phuc va lang nghe?
Một buổi học của chương trình EMBA tại Viện ISB, thuộc Đại học Kinh tế TPHCM

Tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể an tâm chọn giải pháp cập nhật kiến thức tân tiến nhất vào thực tiễn quản lý của họ khi tham gia các chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh cấp cao (EMBA). Điển hình như chương trình EMBA của Université du Québec à Montréal (UQAM) Canada tổ chức tại Viện Đào tạo Quốc tế ISB - ĐH Kinh tế TPHCM. Chương trình được thiết kế sâu sát với nhu cầu nâng cao kiến thức quản lý và xử lý các tình huống, mối quan hệ trong kinh doanh. Lịch học cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu vừa nâng cao kiến thức, vừa không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như cuộc sống gia đình của học viên.

Hiện nay, chương trình đang tuyển sinh trong tháng 7/2015 tại Viện Đào tạo Quốc tế (ISB), Trường ĐH Kinh tế TPHCM để chào đón những vị giám đốc của Việt Nam tham gia môi trường đào tạo kinh doanh quốc tế chuyên sâu thật sự.

Thông tin liên hệ:

Viện Đào tạo Quốc tế - Đại học Kinh tế TPHCM 17 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TPHCM ĐT: (08) 5446 5555 Hotline: 0902 75 11 77 Website: www.uqam.edu.vn Email: emba.uqam@ueh.edu.vn