Trong thời gian qua, giá thép đã liên tục dậy sóng. Ảnh minh họa: TL.
Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ
Trước tình trạng giá sắt thép tăng, theo Bộ Xây dựng thì ngoài giá phôi tăng, nguyên nhân mất cân đối về cung - cầu, nguồn cung về vật liệu thép xây dựng khan hiếm làm tăng giá thép. Ngoài các nguyên nhân mang tính chất thời điểm, đột biến, mất cân đối về cung - cầu là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá thép biến động bất thường, một nguyên nhân khác có thể kể đến cũng ảnh hưởng đến cung cầu thép thành phẩm liên quan đến công nghệ xây dựng.
Theo chuyên gia xây dựng, một trong những nguyên nhân khiến lượng thép thiếu hụt là do việc xây dựng tăng nhanh trong những năm gần đây, trong khi đó phương thức xây dựng truyền thống sử dụng nhiều thép sẽ khiến nguồn cung thép trong nước ngày càng quá tải, trong đó chủ yếu sử dụng thép thanh. Loại thép này dù trong nước đã sản xuất được nhưng số lượng còn hạn chế và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, dẫn đến phụ thuộc nhiều vào thép nhập khẩu trong khi sản lượng nhập khẩu giảm, dễ mất cân bằng cung cầu thép xây dựng trong nước.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 389/VPCP-KTTH ngày 16/01/2021 của Văn phòng Chính phủ thì Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ số 724/BCT-CN ngày 05/2/2021 về giá thép.
Trong vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã luôn cập nhật diễn biến giá thép xây dựng và thông tin kịp thời tại báo cáo Ban chỉ đạo điều hành giá. Trong các kịch bản điều hành giá quý I/2021 và các tháng còn lại của năm 2021 đã tính đến các diễn biến tăng giá vật liệu xây dựng, trong đó có giá thép.
Do giá thép xây dựng trong thời gian vừa qua tăng do biến động về cung - cầu tiêu thụ; đồng thời giá nguyên liệu thô sản xuất thép như thép phế, phôi thép tăng cao. Vì vậy, cần ưu tiên các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá bất hợp lý.
Trên cơ sở việc đánh giá dự báo xu hướng các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2021, kết hợp với đánh giá về lạm phát cơ bản của Ngân hàng nhà nước.
Giá thép đã tăng mạnh trong thời gian qua. Ảnh: TL. |
Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như giá nhiên liệu, phôi thép, thép phế thế giới có thể diễn biến tăng cao đột biến tác động làm giá trong nước tăng theo; căng thẳng thương mại tại các quốc gia, nhất là Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng địa - chính trị tại nhiều vùng lãnh thổ.Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỉ lệ như nhau thì trong những tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng 0,66% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát dưới 4%. Do vậy, có thể thấy việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra.
* Có thể bạn quan tâm
► Thaco hủy đăng ký công ty đại chúng
Nguồn Bộ Tài chính