Giá thịt heo trong nước đã được điều tiết. Ảnh: Qúy Hòa.

 
Minh Đức Thứ Năm | 11/03/2021 17:53

Lạm phát sẽ đi đến đâu?

Lạm phát trong tháng 2.2021 của Việt Nam đạt mức cao khiến thị trường dấy lên lo ngại về rủi ro lạm phát.

Lạm phát cơ bản tháng 2.2021 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 0,79% so với cùng kỳ 2020. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm 2021 tăng 0,64% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Mặc dù đã có nhiệm vụ tương đối toàn diện (ví dụ như ổn định kinh tế vĩ mô và tỉ giá) và khung tiền tệ vì mục tiêu lạm phát phi chính thức, Khối Nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng HSBC vẫn kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ xem lạm phát như là một công cụ chỉ thị chính và sẽ có những phản ứng tương tự như các ngân hàng trung ương khác khi đối mặt với tình trạng khó khăn.

Kể từ cuối năm 2019, giá thịt heo cao hơn đã đẩy lạm phát lương thực lên cao, thậm chí có lúc lạm phát toàn phần tạm thời vượt ngưỡng “trần lạm phát 4%” trong bốn tháng liên tiếp. Tuy nhiên, giá thịt heo phần lớn đã được điều tiết, do các điều kiện dần được cải thiện kể từ nửa cuối năm 2020 và nhập khẩu thịt heo đã tăng 382% so với cùng kỳ năm trước.

 

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã gây thiệt hại khoảng 6 triệu con heo ở Việt Nam, nhưng tổng đàn heo đã tăng lên đến hơn 26 triệu con, tương đương với 85% mức trước khi dịch diễn ra. Nếu chúng ta không tính đến những biến động diễn ra trong dịp Tết, giá thịt heo chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2 tháng đầu năm 2021, mặc dù từ mức cơ bản cao.

Trong khi việc giá thịt heo tăng chậm lại là điều đáng khích lệ, giá ngũ cốc toàn cầu tăng cao đang gây ra rủi ro tăng giá. Trong trường hợp của Việt Nam, giá gạo đã có sự gia tăng đáng kể trong vài tháng qua do một số yếu tố bao gồm nguồn cung hạn chế theo mùa và thu hoạch chậm trễ ở một số khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long do điều kiện thời tiết bất lợi.

Điều đó cho thấy, trong khi giá lương thực ngũ cốc có thể là một nguồn đáng lo ngại. Tuy nhiên, tỉ trọng chỉ số giá tiêu dùng của mặt hàng này tương đối nhỏ (3,7%), do đó rủi ro tăng giá có thể được hạn chế. Nhìn chung, HSBC kỳ vọng giá thực phẩm sẽ giảm đáng kể sau khi năm ngoái đã có mức tăng 10%.

 

Một mối quan tâm chính khác liên quan đến việc thúc đẩy nguồn cung xuất phát từ tác động của dầu mỏ. Tại Việt Nam, liên Bộ Công Thương và Tài chính thường hay rà soát giá xăng dầu trong nước và có những điều chỉnh phù hợp với biến động giá xăng dầu trên thế giới mỗi hai tuần một lần.

Trong những năm gần đây, mối tương quan giữa chi phí vận tải trong nước và giá dầu quốc tế ngày càng rõ rệt, điển hình là độ trễ khoảng một tháng. Không có gì ngạc nhiên khi giá vận tải trong nước giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Đây chính là tác nhân kéo lạm phát toàn phần giảm mạnh trong năm 2020.

Điều đó cho thấy tác động giảm giá rồi sẽ biến mất trong suốt năm 2021. Do đó, HSBC dự báo sẽ có một số áp lực tăng lạm phát từ giá vận tải cao hơn (HSBC dự báo giá dầu thô Brent tăng 34% lên 56 USD/thùng vào năm 2021). Điều đó cho thấy, việc giá cả vận tải tăng nhiều khả năng sẽ được giá lương thực tăng chậm hơn bù đắp, do tỉ trọng của giá vận tải trong chỉ số giá lạm phát tương đối nhỏ hơn.

Trong khi có một số rủi ro tăng giá, giá lương thực thực phẩm giảm nhẹ sẽ giúp kiểm soát lạm phát của Việt Nam. Khối Nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng HSBC kỳ vọng lạm phát của Việt Nam trong năm 2021 sẽ nằm ở mức trung bình 3%, dưới mức trần 4% theo mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra và điều này tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng của mình.

* Có thể bạn quan tâm 

► Lạm phát của Việt Nam sẽ khoảng 4% trong 2021

 Áp lực lạm phát gia tăng