Nguồn ảnh: QH

 
Thứ Sáu | 20/09/2019 16:45

Làm gì để Việt Nam không mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình?

Năm 2018, quy mô GDP nước ta đạt trên 250 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp.

Ngày 19/9, tại Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019, "cái bẫy" thu nhập trung bình được nhắc đến với góc độ: Làm sao để Việt Nam không mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình rồi từ đó đi lên, phát triển thịnh vượng.

Hoàn thiện thể chế, tiến lên chuỗi giá trị toàn cầu và tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo đó chính là những từ khoá trong diễn đàn và được xem là chìa khoá để vượt bẫy.

Hoàn thiện thể chế phải hướng đến kinh tế tư nhân. Hiện tỷ lệ vốn FDI trên GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao hàng đầu khu vực, trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư trong nước trên GDP lại thấp nhất khu vực. Nghiên cứu được diễn giả David Dollar dẫn từ viện Brookings lại chứng minh, chính khu vực tư nhân mới đóng vai trò tăng chiều sâu chuỗi giá trị và tạo ra nhiều việc làm và bài học thành công từ một số quốc gia như Trung Quốc thì tỷ lệ đầu tư từ tư nhân phải đạt 20%.

Mỗi một quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo một cách khác nhau. Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu thể hiện trong biểu đồ sau.

 

Mức độ tham gia của Việt Nam đang là màu xanh nhạt, tức sản xuất ở trình độ hạn chế, màu xanh đậm hơn một chút là các nước có sản xuất tiên tiến, còn màu xanh gần như đen chính là các quốc gia đang đóng góp cho chuỗi giá trị toàn cầu bằng đổi mới sáng tạo.

Việt Nam phải vươn lên các màu xanh đậm hơn năng suất lao động mơi cải thiện, giá trị thu về không chỉ là "tiền lẻ" như hiện tại theo lời Thủ tướng Chính phủ, từ đó mới vượt được bẫy thu nhập trung bình.

Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mục tiêu quan trọng nhất của diễn đàn năm nay là cung cấp đầu vào giúp Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2021-2025, nhưng cũng là để nhìn rõ được đâu là "quốc lực" để tự tin phát triển nhanh, bền vững.

Tại diễn đàn nhiều diễn giả đều nhất trí rằng, để vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và thực hiện được khát vọng thịnh vượng trong 10 năm tới để trở thành nước có thu nhập trung bình cao, bên cạnh động lực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại thì Việt Nam cần nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo để tăng trưởng, phát triển công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. 

Thực tế với những chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, các đề án kinh tế chia sẻ, đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian qua cho thấy Việt Nam đang cụ thể hoá và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đề ra.

Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành

Năm 2035: Việt Nam sẽ nhập 15 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng

Nguồn Trung tâm Tin tức VTV24