Thứ Sáu | 30/05/2014 22:05

"Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước"

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với lãi suất 10 - 13%/năm.

ác doanh nghiệpViệt Nam hiện vẫn phải vay vốn với lãi suất quá cao, nên khó cạnh tranh trong xuất khẩu và cả ở thịtrường nội địa", TS. Lưu Đức Hải, ViệnChiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói tại một hộithảo do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ở Hà Nội, sáng30/5.

Tại đây, các khuyến nghị giảm tiếp lãi suất đã được đặt ra.

Cụ thể, đối với xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã được hưởng ưu đãi nhưng vẫn đangvay với lãi suất là 8 - 10%/năm. Trong khi doanh nghiệp của các nước có mặt hàng xuất khẩu cạnhtranh trực tiếp với Việt Nam lại đang vay với lãi suất thấp hơn nhiều, chẳng hạn như Trung Quốc là6,6%, Thái Lan là 6,9%, Malaysia là 4,9%.

Dù lãi suất cho vay đã giảm phân nửa so với những năm căng thẳng 2010-2011, nhưng theo TS. Hải,việc phải vay với mức lãi suất cao hơn từ 1,4-2 lần so với các nước khác như hiện nay đang làm chohàng hóa của Việt Nam khó cạnh tranh; làm suy yếu dần các doanh nghiệp xuất khẩu.

Còn tại thị trường nội địa, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với lãi suất 10 - 13%/năm;trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) nếu vay ở chính quốc để đầu tư vào Việt Nam thìmức lãi vay thấp hơn nhiều.

Từ nhiều năm nay, tại các nước có đầu tư nhiều ở Việt Nam như Mỹ có lãi suất luôn ổn định là3,3%/năm, Nhật Bản là 1,5%, Hàn Quốc là 4,7%, Đài Loan là 2,9%.

Theo đó, sự chênh lệch về lãi suất như trên đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệpFDI so với các doanh nghiệp Việt Nam nếu tiêu thụ các hàng hóa cùng loại tại thị trường nộiđịa.

"Thực tiễn trên cho thấy rằng, mức lãi suất của Việt Nam hiện nay mặc dù đã giảm nhiều nhưng so vớicác nước khác vẫn là quá cao, đang là một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp; nếu không sớm hạnhanh lãi suất về ngang bằng các quốc gia khác thì nền kinh tế sẽ khó có sự tăng trưởng nhanh và ổnđịnh trong trung và dài hạn", ông Hải khuyến nghị.

Một trong những giải pháp giảm lãi suất cho vay mà chuyên gia này đưa ra là tư duy lại phương phápđiều hành theo "chính sách lãi suất thực dương".

Chính sách lãi suất thực dương đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bản chất củanó là đảm bảo mức lãi suất đủ bù đắp sự mất giá của đồng tiền và có lãi thực, tức là lãi suất tiềngửi ngân hàng phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát (ngược lại, lãi suất thực âm nếu mức lãi suất tiền gửinhỏ hơn tỷ lệ lạm phát). Chính sách này có ưu điểm là cân bằng được lợi ích của người gửi tiền vớilợi ích của hệ thống tín dụng và nền kinh tế.

Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đang áp dụng chính sách lãi suất thực dương trong điều hànhchính sách tiền tệ. Tuy nhiên, TS. Lưu Đức Hải đưa ra những điểm đáng chú ý liên quan đến chínhsách này.

Thứ nhất, do tâm lý tích trữ và tình trạng vàng, đô la hóa ở Việt Nam còn quá cao nên chính sáchlãi suất thực dương tác động không quá lớn đến lượng tiền gửi của dân cư; tổng số dư tiền gửi củahệ thống ngân hàng tăng không tương xứng, chủ yếu dòng tiền dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngânhàng khác.

Thứ hai, khi lạm phát đang ở mức cao so với các quốc gia khác như hiện nay thì nếu duy trì liên tụcchính sách lãi suất thực dương sẽ trực tiếp đẩy lãi suất cho vay lên cao, gián tiếp gây ra các khókhăn, đổ vỡ cho hàng loạt doanh nghiệp.

Thứ ba, lãi suất thực dương tại Việt Nam đang được tính toán căn cứ vào theo lạm phát toàn phần,trong khi thế giới căn cứ vào lạm phát cơ bản. Vì đã chưa loại trừ các yếu tố mùa vụ nên lạm pháttoàn phần bao giờ cũng cao hơn lạm phát cơ bản, do vậy nếu sử dụng lạm phát toàn phần làm căn cứxác định lãi suất thực dương thì vô hình chung đã đẩy lãi suất tiền gửi lên cao hơn mức cầnthiết.

Và theo chuyên gia này, ước tính người gửi tiền vẫn có lãi khi lãi suất tiền gửi giảm 15-30% (cũngđồng nghĩa với lãi suất cho vay có thể giảm tương ứng) so với mức hiện nay nếu sử dụng lạm phát cơbản trong điều hành chính sách tiền tệ.

Với những so sánh và phân tích trên, trong tham luận của mình, TS. Lưu Đức Hải cho rằng Ngân hàngNhà nước cần có chính sách giảm dần lãi suất cho vay quá cao hiện nay xuống ngang bằng với các nướctrong khu vực và thế giới thông qua sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng chính sách lãi suất thực âm trên cơ sở tạo ra sự đồngthuận, chia sẻ lợi ích giữa người gửi tiền, ngân hàng và doanh nghiệp. Năm 2008, khi lạm phát ở mức22% Việt Nam cũng đã sử dụng chính sách lãi suất thực âm; trên thế giới cũng đã có nhiều quốc giasử dụng thành công chính sách lãi suất thực âm khi nền kinh tế suy thoái như: Trung Quốc các năm2004, 2008, Mỹ năm 2004.

Ngân hàng Nhà nước xem xét, cân nhắc sử dụng yếu tố lạm phát cơ bản thay cho lạm phát toàn phầntrong tính toán điều hành chính sách lãi suất để hạ lãi suất huy động, làm căn cứ cho việc hạ lãisuất cho vay.

Nguồn VnEconomy


Sự kiện