Lãi suất ngân hàng hấp dẫn vẫn khó thu hút doanh nghiệp
Gần đây các ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vaythúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đầu tháng 8/2013, Vietcombank giảm lãi suất chovay sản xuất kinh doanh xuống 9,99%/năm cho 12 tháng đầu tiên sau khi giảingân; lãi vay tiêu dùng của ngân hàng này xuống còn tới mức phổ biến 8%/năm.
Mới đây HDBank dành 1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp (DN) vay bổ sung vốn lưuđộng với lãi suất từ 8-8,5%/năm, thời hạn vay tối đa 6 tháng. DaiABank triểnkhai hai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 9,99%/năm đối với kháchhàng cá nhân và 9%/ năm đối với khách hàng DN.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay đã được đưa về mứcngang bằng với thời điểm năm 2006 trở về trước. Cụ thể, theo tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tínhđến nay, lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu,doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao ở mức 7%-9%/năm tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đốivới khoản vay ngắn hạn; còn trung và dài hạn khoảng 11,5%-12,8%/năm.
Trong đó, một số DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch,phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mứclãi suất chỉ 6,5%-7%/năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, lãi suất cho vay phổ biếnđối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ,DN ứng dụng công nghệ cao ở mức 8%-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh phổ biến ở mức 9,5%-11,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng12%-13%/năm.
Rõ ràng mặt bằng lãi suất đã được xác lập ở mức rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể thị trường, giảm lãi suất không còn là công cụ thu hút người vay. Bởi lẽ,dù điều chỉnh lãi suất cho vay hay hỗ trợ, ưu đãi thì mụctiêu phải là phục hồi sản xuất. Nhưng để đạt được mục tiêu ấy, phải tác động đếncầu vì chỉ khi DN bán được hàng, luồng tiền mới được khơi thông.
Theo số liệu tổng hợp, sức mua trên thị trường gầnnhư không có nhiều biến động, thậm chí chỉ số sản xuất còn giảm mạnh. Cụ thể,theo ông Federic Neumann, đồng Giám đốc Khối nghiên cứu kinh tế khu vực châu Ácủa HSBC, không chỉ Việt Nam mà cả số lượng những đơn hàng sản xuất từ châu Ácũng giảm mạnh mặc dù tình hình kinh tế phương Tây đã ổn định hơn.
“Ở các nước khác trong khu vực châu Á, sản lượng sản xuất củaẤn Độ giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 7 dù với tốc độ rất nhẹ. Việt Namcũng gặp tình trạng sản xuất giảm tháng thứ ba liên tiếp và đối với các nhà sảnxuất Indonesia thì tình hình không thay đổi kể từ tháng 6”, ông Federic Neumannnói.
Về lý thuyết, chuyên gia Vũ Đình Ánh phân tích: cầu tín dụngphụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là triển vọng tăng trưởng kinh tếvà hiệu quả sử dụng vốn, trong đó có sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Theo đó,lãi suất hạ chỉ là một yếu tố giúp cải thiện khả năng hấp thụ vốn tín dụng chứkhông thể tăng sức hấp thụ nguồn vốn này một cách cơ bản, kể cả lãi suất tiếp tụchạ thấp hơn nữa. Ngược lại, việc hạ lãi suất nếu quá lạm dụng không chừng còngây áp lực lớn đối với nguồn tiền huy động.
Quả vậy, một chuyên gia tài chính phân tích, khi các ngânhàng chọn phương án hạ lãi suất cho vay, điều tất yếu là huy động cũng phải giảmtheo tương ứng. Nếu như trước đây, lãi suất thực dương thì việc hạ một vài điểmphần trăm chưa gây ảnh hưởng lớn đến lượng tiền gửi, nhưng nay, giảm tiếp lãisuất huy động lại phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát của người gửi tiền và quan hệvới các kênh đầu tư khác. Với các thông tin gần đây: lạm phát vẫn có nguy cơtăng cao, một số kênh đầu tư đang ấm dần nên tác động đến lượng tiền gửi củadân cũng như các tổ chức kinh tế vào ngân hàng sẽ nhạy bén hơn.
Đơn cử, trong bối cảnh lạm phát có thể vượt 7,5%/năm, nếulãi suất huy động thấp hơn lạm phát sẽ khiến ngân hàng mất nguồn tiền vào. Mặtkhác, giả sử, với các kênh đầu tư hiện nay, người ta vẫn duy trì gửi tiền ngânhàng, dù lãi suất thấp nhưng với nền kinh tế vừa đình trệ đi kèm với lạm phát,khi đó, lãi suất cho vay có xuống 5-6%/năm, nhưng chi tiêu của người dân co cụmthì vẫn không DN nào dám vay tiền.
Nguồn Thời báo Ngân hàng