Thứ Ba | 17/06/2014 19:38

Lãi suất huy động tiếp tục hạ: Nền kinh tế không hấp thụ được tín dụng

Đây là động thái thăm dò thị trường của các ngân hàng để giảm dần lãi suất và là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế không hấp thụ được tín dụng.
Mới đây, một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank tiếp tục hạ lãi suất huy động. Trước động thái này, bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, VOV.VN phỏng vấn Đại biểu Trần Du Lịch về nội dung này, liệu đây có phải là tín hiệu mới về đợt hạ lãi suất tiếp theo hay không?

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Du Lịch cho rằng: "Đây là động tháithăm dò thị trường của các ngân hàng để giảm dần lãi suất. Thứ nhất là lãi suất kỳ vọng thấp, khihuy động lãi suất hơn 5% thì họ tính ra người gửi tiền cũng không bị âm. Thứ hai là đầu ra của ngânhàng không có, nền kinh tế không hấp thụ được tín dụng. Vì vậy các ngân hàng không có cách nàokhác. Nếu với mức lãi suất này mà vẫn duy trì được mức huy động bình thường thì là tốt. Tuynhiên, hướng sắp tới, tôi tin rằng, nếu kinh tế vĩ mô ổn định mà lãi suất giảm dần được thì đó làtín hiệu tốt của nền kinh tế".

PV: Nhưng nếu lãi suất huy động giảm thì người dân sẽ khôngmuốn gửi tiền vào ngân hàng, thưa ông?

Ông Trần Du Lịch: Không có một nước phát triển nàomà nghĩ con đường kiếm lời bằng cách đi gửi tiết kiệm cả, tiền phải được đưa vào kinh doanh. Gửingân hàng lấy lãi là chuyện cực chẳng đã. Phần lớn tiền gửi ngân hàng là vốn lưu động. Còn tiền gửitiết kiệm của công chúng, do không có một kênh đầu tư nào khác nên dân mình mới thích gửi tiếtkiệm. Còn nếu họ có thể tham gia các quỹ đầu tư… thì họ sẽ không theo cách đó. Chủ yếu tiền của cácngân hàng là tiền nhàn rỗi trong các chu kỳ kinh doanh. Thông thường, tiền gửi vãng lai loại này làlãi suất rất thấp hoặc không lãi suất. Nhưng về nguyên tắc, ngân hàng duy trì khoản này để thanhtoán hàng ngày, và dùng tiền đó để cho vay, và lợi nhuận chính là từ đó. Còn ngân hàng mà chỉ huyđộng tiền tiết kiệm, rồi cộng thêm chi phí và đem cho vay, thì ngân hàng sẽ không chịu nổi. Lợinhuận chính của ngân hàng là nhờ dòng tiền vãng lai, nhờ qua kỹ thuật của hệ thống liên ngân hàng.Ví dụ tiền vãng lai là 100 đồng, họ cho vay 60 - 70 đồng, chỉ giữ lại 30 - 40 đồng là đủ thanhkhoản, các dòng tiền vào ra bù đắp vào. Còn với Việt Nam, chỉ riêng trả lãi tiết kiệm cũng đủchết.

PV: Vậy chúng ta nên khơi thông dòng vốn này trong dân như thếnào, thưa ông?

Ông Trần Du Lịch: Tôi không khuyên người có tiềnnên làm thế nào. Để có dòng vốn này thì chỉ qua kênh ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đang huy độngcủa dân rồi đem tiền mua trái phiếu Chính phủ. Thực chất hiện nay là Chính phủ đang gián tiếp huyđộng từ dân.

PV: Từ lâu nay, nhiều chuyên gia cho rằng nên bỏ trần lãi suấthuy động, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Du Lịch: Hiện nay trần lãi suất huy độnglà để "cho vui", gác cửa. Trần này không có nhiều ý nghĩa nữa. Để lại cũng không sao, coi như mộtsự cảnh báo.

PV: Như ông nói, việc lãi suất hạ là dấu hiệu cho thấy vốn củangân hàng quá dư thừa?

Ông Trần Du Lịch: Đúng là hiện nay đã thừa rồi,quá mức chịu đựng nên ngân hàng mới phải giảm lãi suất. Tuy nhiên, cũng tuỳ ngân hàng. Việc giảmlãi suất hiện nay giữa các ngân hàng là không giống nhau, tuỳ theo uy tín và độ thanh khoản củangân hàng. Ngân hàng cảm thấy giảm lãi suất như vậy là không mất thanh khoản. Hơn nữa còn nhờ vàosự nối kết liên ngân hàng, nên ngân hàng có thể đảm bảo thanh khoản. Lãi ngân hàng càng giảm thìcho thấy ngân hàng đó tương đối tốt về mặt thanh khoản.

PV: Liệu có phải do yếu tố tâm lý từ những diễn biến trên BiểnĐông đã tác động đến thị trường vốn hiện nay không , thưa ông?

Ông Trần Du Lịch: Cái này là do thị trường, tôicho rằng không phải do tác động của sự việc biển Đông. Tôi đã nói năm nay nền kinh tế vẫn tronggiai đoạn trì trệ, tăng trưởng là nhờ đầu tư cũ, đầu tư mới không nhiều nên tín dụng tăng chậm.Nhưng cũng phải nhớ rằng mức tăng tín dụng là lấy khoản cho vay mới trừ đi khoản thu hồi nợ. Chonên nói tăng trưởng tín dụng khoảng 1 - 2%, nhưng thực ra khoản vay mới là lớn hơn mức này, vì cònphải bù trừ cho những khoản nợ xấu đã xử lý. Vì vậy, mức tăng tín dụng thực là lớn hơn con số hiệnnay.

PV: Ông đánh giá thế nào về việc điều hành tỷ giá của NHNNtrong bối cảnh thị trường tài chính - tiền tệ hiện nay?

Ông Trần Du Lịch: Hiện nay, NHNN chỉ chưa dùng"cái đang có" thôi. NHNN dự kiến điều chỉnh 1 - 2%, tuỳ vào thị trường. Tôi cho rằng với tỷ giáhiện nay, giả định đừng để tâm lý đầu cơ, thì nếu điều chỉnh 1 - 2% cũng không phải là có tác độnglớn về mặt tỷ giá, 1 - 2% trên 21.000 đồng thì cũng không có tác động nhiều. Việc vừa qua tỷ giá cóbiến động tôi cho rằng cũng không có gì ghê gớm cả.

PV: Vậy theo ông có nên thúc đẩy cổ phần hoá theo kế hoạch đãđịnh hay không khi thị trường vốn đang tắc nghẽn như vậy?

Ông Trần Du Lịch: Đây là việc bắt buộc phải làm,còn làm xong thủ tục, khi nào chào bán ra thị trường thì còn tuỳ thuộc. Thủ tướng yêu cầu lộ trìnhđó là phải làm, ít ra là phải định giá xong, để sẵn sàng chào bán. Còn chào bán thời điểm nào làtuỳ DN tính toán thị trường. Nhưng nếu DN tốt thì vẫn bán được. Chỉ có điều đừng chọn bán DN kém,còn giữ lại DN tốt . Bán cái tốt trước.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nguồn VOV News


Sự kiện