Lãi suất cho vay bình quân từ 2/8 còn khoảng 13,9%/năm
Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là lãi suất cho vay cao.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại hạ nhanh lãi suất huy động và cho vay.
Đặc biệt, sau đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại hội nghị ngày 7/7 về việc điều chỉnh lãi suất của các khoản vay cũ về dưới 15%/năm kể từ ngày 15/7, các ngân hàng thương mại đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong hệ thống công bố và thực hiện việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ.
Kết quả đạt được là tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất trên 15%/năm đã giảm nhanh trong 20 ngày qua.
Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm trong tổng dư nợ tín dụng đến 27/7 đã giảm một nửa và đến 2/8 đã giảm gần hai phần ba so với trước 15/7.
Tính đến ngày 2/8, cơ cấu tổng dư nợ tín dụng theo các mức lãi suất như sau:
Tỷ trọng dư nợ tín dụng có mức lãi suất từ 13 - 15%/năm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi tỷ trọng dưới 10%/năm và từ 10-13%/năm còn khá nhỏ. Các ngân hàng thương mại nhà nước là đơn vị đi đầu trong việc giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng có mức lãi suất trên 15%/năm.
Với mức lãi suất và tỷ trọng dư nợ tín dụng của từng loại như trên, theo tính toán sơ bộ, lãi suất bình quân chung trong hệ thống tín dụng từ ngày 2/8 còn khoảng 13,9%/năm.
Theo đó, kỳ vọng đặt ra là tỷ trọng dư nợ tín dụng có lãi suất trên 15%/năm sẽ còn giảm mạnh xuống nữa, tỷ trọng dư nợ tín dụng có lãi suất từ 13%/năm trở xuống sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất và mức bình quân chung sẽ chỉ còn khoảng 10%/năm như năm 2009.
Nguồn Chinhphu.vn