Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh nhất trong 4 năm qua
→Việt Nam vào Top 4 ASEAN về quy mô xuất nhập khẩu
→Xuất nhập khẩu sắp cán mốc 400 tỷ USD
Năm 2017 là một năm tích cực với Đông Nam Á
Nhìn toàn cảnh, năm 2017 được đánh giá là một năm tích cực đối với nền kinh tế của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Lần dầu tiên trong vòng 4 năm qua, mức tăng trưởng bình quân của các quốc gia đạt 5%, cao hơn so với tăng trưởng năm 2016. Một số nhân tố góp phần vào thành tích của năm nay, đó là sự tăng trưởng của kinh tế thế giới, ít có sự lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ thương mại và khả năng phục hồi nhu cầu tiêu dùng trong nước, một phần là nhờ vào các chính sách vĩ mô đã được điều chỉnh phù hợp.
Sang năm 2018, nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đều đặn so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sức tăng trưởng như của năm 2017 có thể không được duy trì, khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm sau những chính sách thắt chặt về tiền tệ. Tăng trưởng thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm xuống còn 4,2% từ mức 6% của năm 2017.
Sian Fenner, Cố vấn Kinh tế của ICAEW và chuyên gia Kinh tế học của Oxford Economics, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, ở cả các ngân hàng trung ương của các quốc gia và Cục Dự Trữ Liên Bang của Mỹ, sẽ được tiến hành từng bước và có thông tin rõ ràng tới thị trường. Một chu kỳ bình thường hóa chính sách vĩ mô, cùng với những xu hướng tăng trưởng thương mại toàn cầu vững chắc, dự kiến sẽ giúp duy trì tăng trưởng một cách hợp lý trong toàn khu vực”. Hầu hết các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ thắt chặt các chính sách tín dụng ở mức độ nhẹ là 25 điểm mỗi năm.Ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á, chính sách tiền tệ dự kiến sẽ ít được hỗ trợ hơn. Lạm phát thấp đã làm tăng giá trị thực của tiền lương khiến sức mua của người tiêu dùng tăng trong những năm gần đây cũng đã mang đến cho nhiều ngân hàng trung ương ở các quốc gia châu Á cơ hội theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập với Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Tuy nhiên, điều này có thể không được duy trì trong thời gian tới.
Indonesia và Malaysia là 2 quốc gia có mức tăng trưởng tốt
Tăng trưởng GDP của Indonesia đã tăng nhẹ lên mức 5,1% trong quý III năm 2017 so với 5,0% trong quý trước, nhờ tăng đầu tư và nhu cầu từ bên ngoài. Tăng trưởng đầu tư cố định ở mức cao nhất trong 4 năm là 7%, chủ yếu là do chi tiêu đầu tư của khu vực tư nhân và khả năng chi tiêu ngân sách cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng. Chi tiêu ngân sách của Chính phủ trong quý III tăng 3,5%. Tuy nhiên, tăng trưởng tiêu dùng cá nhân đã chậm lại, ổn định ở mức 5%. Trong khi đó, xuất khẩu ròng đóng góp 0,7% cho mức tăng trưởng ở top đầu, với lượng xuất khẩu tăng trưởng 17,3%, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011, trong khi nhập khẩu tăng 15,1%.
Malaysia đã đạt mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2014, vượt qua kỳ vọng trong quý III năm 2017, tăng lên 6.2%. Tốc độ tăng trưởng GDP cũng tăng lên 1.8% so với 1.3% trong quý II. Ngoài những khoản chi của chính phủ, tất cả các thành phần đóng góp vào GDP đều tăng lên. Trong khi tiêu dùng cá nhân đã được kiểm soát trong quý thứ hai liên tiếp, mức tăng trưởng vẫn giữ vững ở 0.7%. Trái ngược với kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống 2,9% trong năm tới từ mức 3,8% năm 2017, ngân hàng Negara có thể sẽ bắt đầu đưa lãi suất tăng 25 điểm trong quý I/2018 bằng cách tăng nguồn vốn dự trữ theo luật định.
Dự báo, nhu cầu trong nước và các yếu tố bên ngoài sẽ chỉ ở mức độ vừa phải mặc dù khả năng tăng trưởng dự báo vẫn sẽ duy trì. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động và đầu tư, đặc biệt là trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài nước. Trên thị trường ngoại hối, sự phục hồi đồng bộ trong tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu, nhưng tốc độ có thể sẽ chậm lại trong năm 2018 khi thương mại toàn cầu và tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ của quốc gia này.