Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỉ USD vào năm 2025. Ảnh:congthuong

 
Minh Anh Chủ Nhật | 03/01/2021 07:30

Kim ngạch xuất khẩu nông sản dự kiến đạt 62 tỉ USD trong 10 năm tới

Ngành nông sản được đánh giá sẽ phát triển mạnh trong tương lai vì ngày càng nhiều người quan tâm đến vấn đề sức khỏe.

Mục tiêu nông sản trong 10 năm tới?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030”, Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỉ USD vào năm 2025.

Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 22 tỉ USD, lâm sản đạt từ 13,5-14 tỉ USD, thủy sản đạt 12,5 tỉ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1-1,5 tỉ USD, mặt hàng nông lâm thủy sản khác đạt khoảng 1-1,5 tỉ USD;

Khoảng 20% sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.

Ảnh:

Bộ NNPTNT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỉ USD. Ảnh: kinhtedothi

Bộ NNPTNT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỉ USD. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỉ USD, lâm sản đạt khoảng 16-17 tỉ USD, thủy sản đạt 15 tỉ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3-4 tỉ USD, mặt hàng nông lâm thủy sản khác đạt khoảng 2 tỉ USD;

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm; khoảng 40% sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.

Bộ NNPTNT cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông lâm thủy sản và thực phẩm với chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới, có vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản và thực phẩm toàn cầu. Các sản phẩm nông lâm thủy sản và thực phẩm của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các quy định của các thị trường nhập khẩu.

Nhìn lại 2020

Có thể nói, năm 2020 là năm khó khăn nhất đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản bởi dịch COVID-19 đã bao phủ rất nhiều thị trường trọng điểm: Trung Quốc, châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu và toàn ngành đã tìm cách vượt qua khó khăn để đưa hàng hóa ra thế giới và đã đúc rút được nhiều bài học. Đó là, phải lựa chọn chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với lợi thế của đất nước và tình hình thực tiễn của từng thị trường xuất khẩu. 

Ảnh:hanoimoi
Năm 2020 là năm khó khăn nhất đối với xuất khẩu nông lâm thủy sản bởi dịch COVID-19 đã bao phủ rất nhiều thị trường trọng điểm. Ảnh:hanoimoi

Nhà nước đã tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực thông qua việc tăng cường đàm phán và ký kết các FTA, EPA song phương và khu vực. Cùng với đó là, tái cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản theo hướng tương đối cân bằng giữa các khu vực thị trường nhằm giảm bớt rủi ro do quá tập trung vào một khu vực thị trường xuất khẩu nào đó. 

Ảnh:haiduong
Trong tháng cuối năm, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đang phấn đấu đem về thêm hơn 4 tỉ USD để tạo ra mốc mới về xuất khẩu, với 41,5 tỉ USD. Ảnh:haiduong

Trong tháng cuối năm, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đang phấn đấu đem về thêm hơn 4 tỉ USD để tạo ra mốc mới về xuất khẩu, với 41,5 tỉ USD. Để thực hiện điều này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương nắm bắt tình hình sản xuất, khó khăn vướng mắc trong tiêu thụ nông sản; kịp thời thông tin, cảnh báo các quy định mới của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm. 

►Ngành gỗ về đích "an toàn"