Kiều hối là một nguồn thu nhập quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Ảnh: QH

 
Thái Bình Thứ Năm | 23/04/2020 15:53

Kiều hối toàn cầu giảm kỷ lục

Tổng số kiều hối trong năm 2020 dự kiến sẽ giảm xuống còn 440 tỷ USD, từ mức 554 tỷ USD của năm 2019.

Kiều hối toàn cầu giảm 20%

Lượng kiều hối trên toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 20% trong năm 2020, mức giảm lớn nhất trong lịch sử gần đây, do tình trạng suy thoái kinh tế và mất việc làm khiến người lao động ở nước ngoài không thể gửi tiền về nhà là cảnh báo mới nhất từ World Bank.

Các nước đang phát triển được cho sẽ ảnh hưởng lớn nhất từ sự suy giảm kiều hối, bởi đây là một trong những nhuồn thu nhập quan trọng. Tại nhiều nước ở Trung Á và khu vực châu Phi cận Sahara, lượng kiều hối gửi về chiếm từ 25%-35% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Dòng kiều hối chảy về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được dự đoán sẽ giảm 19,7% xuống còn 445 tỉ USD, gây tổn thất đến nguồn tài chính mang ý nghĩa sống còn đối với nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cho dù sụt giảm như vậy nhưng kiều hối được dự kiến vẫn là nguồn tài chính quốc tế quan trọng đối với các quốc gia này bởi FDI dự báo còn giảm sâu hơn (trên 35%).

Năm 2019, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình vượt lượng vốn FDI, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc giám sát nguồn lực chảy vào các nước đang phát triển.

Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn thứ ba trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2019. Lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2019 lên tới 17 tỉ USD, chiếm 6,5% GDP.

Theo các nghiên cứu, kiều hối đóng vai trò trong việc hỗ trợ giảm nghèo ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chi tiêu cho giáo dục và hạn chế lao động trẻ em đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

“Kiều hối là một nguồn thu nhập quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Suy thoái kinh tế do hậu quả của COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lao động di cư gửi tiền về nhà, bởi vậy việc rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế ở các nước phát triển lại càng trở nên quan trọng”, Chủ tịch World Bank ông David Malpass chia sẻ. Kiều hối giảm sẽ khiến các hộ gia đình khó chi trả cho những khoản mục này vì tài chính sẽ được ưu tiên cho lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác. 

Sẽ phục hồi vào năm 2021

WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỉ USD. Tuy nhiên, triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của COVID-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, đại dịch lần này gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, làm gia tăng bất định.

WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỉ USD. Ảnh: Qh
WB ước tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỉ USD. Ảnh: QH

"Việc xây dựng các hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả là rất quan trọng nhằm bảo vệ người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương trong thời điểm khủng hoảng này ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các nước nên áp dụng các biện pháp bảo trợ xã hội cho cả các đối tượng người di cư,” ông Michal Rutkowski, Giám đốc Toàn cầu Nhóm Bảo trợ Xã hội và Việc làm, World Bank. 

Ông David Malpass cũng cho biết thêm, World Bank đang triển khai nhanh các hành động để hỗ trợ các quốc gia, như giữ các kênh chuyển tiền luôn hoạt động và an toàn để giúp các nước nghèo nhất trong vấn đề này.

WB cũng đang làm việc với G-20 (nhóm các nền kinh tế lớn) và các tổ chức toàn cầu để giảm phí chuyển tiền và hỗ trợ tài chính đối với các nước nghèo.

Có thể bạn quan tâm:

Gần 19 tỉ USD kiều hối đổ vào đâu?

Kiều hối về TP.HCM trong 7 tháng đạt gần 2,9 tỉ USD