Thứ Hai | 18/03/2013 11:19
Kiến nghị không để tập đoàn nước ngoài thôn tính nhà máy xi măng lớn trong nước
Hiện các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm đến 33% công suất toàn ngành.
Đây là một trong những kiến nghị của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam gửi Chính phủ và Bộ Xây dựng nhằm hướng ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển bền vững.
Cụ thể, Hội kiến nghị "không để các tập đoàn xi măng nước ngoài thôn tính các nhà máy xi măng lớn của nước ta có lợi thế cạnh tranh, có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, có địa thế ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; biến nước ta thành nơi cung cấp tài nguyên, năng lượng, lao động; làm ô nhiễm môi trường sinh thái, làm thiệt hại kinh tế quốc gia".
Theo Hội này, xi măng là mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng gắn với tài nguyên không tái tạo; vị trí mỗi nhà máy xi măng gắn với an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia.
Vì vậy khi Nhà nước cho chủ trương đầu tư cần cân nhắc lựa chọn chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính, và trình độ quản lý, vận hành; tránh tình trạng đầu tư xong không trả được nợ vay, đem bán cho nước ngoài, nhất là các dự án nằm ở vùng nguyên liệu đá vôi hiếm như ở vùng Đông Nam bộ, ở vùng biên giới liên quan đến an ninh quốc gia.
Điểm lại một số thương vụ mua lại doanh nghiệp xi măng trong nước, có thể kể đến vụ, Tập đoàn Semen Gresik của Indonesia đã mua lại 70% cổ phần của nhà máy Xi măng Thăng Long từ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) với giá 230 triệu USD, tương đương 4.800 tỷ đồng hồi tháng 1 vừa qua.
Vào tháng 3/2012, tập đoàn SCG Cement cũng đã mua lại 99% cổ phần Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai để sản xuất xi măng trắng.
Theo thống kê của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, hiện các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 33% công suất toàn ngành.
Ngoài kiến nghị trên, một kiến nghị đáng chú ý khác của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam là tái cấu trúc các doanh nghiệp sản xuất xi măng.
Theo Hội, hiện ngành có 46 công ty sản xuất kinh doanh xi măng với nhiều thương hiệu và đầu mối. Nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản lý, thiếu vốn, sản xuất kinh doanh thua lỗ đã phá sản và bên bờ vực phá sản.Hiện chỉ có Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam - Vicem có công suất hơn 20 triệu tấn//năm.
Hội đề nghị, cần sớm hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn của Việt Nam, đủ sức mạnh cạnh tranh, làm chủ thị trường xi măng Việt Nam.
Cụ thể, Hội kiến nghị "không để các tập đoàn xi măng nước ngoài thôn tính các nhà máy xi măng lớn của nước ta có lợi thế cạnh tranh, có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, có địa thế ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; biến nước ta thành nơi cung cấp tài nguyên, năng lượng, lao động; làm ô nhiễm môi trường sinh thái, làm thiệt hại kinh tế quốc gia".
Theo Hội này, xi măng là mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng gắn với tài nguyên không tái tạo; vị trí mỗi nhà máy xi măng gắn với an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia.
Vì vậy khi Nhà nước cho chủ trương đầu tư cần cân nhắc lựa chọn chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính, và trình độ quản lý, vận hành; tránh tình trạng đầu tư xong không trả được nợ vay, đem bán cho nước ngoài, nhất là các dự án nằm ở vùng nguyên liệu đá vôi hiếm như ở vùng Đông Nam bộ, ở vùng biên giới liên quan đến an ninh quốc gia.
Điểm lại một số thương vụ mua lại doanh nghiệp xi măng trong nước, có thể kể đến vụ, Tập đoàn Semen Gresik của Indonesia đã mua lại 70% cổ phần của nhà máy Xi măng Thăng Long từ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) với giá 230 triệu USD, tương đương 4.800 tỷ đồng hồi tháng 1 vừa qua.
Vào tháng 3/2012, tập đoàn SCG Cement cũng đã mua lại 99% cổ phần Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai để sản xuất xi măng trắng.
Theo thống kê của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, hiện các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 33% công suất toàn ngành.
Ngoài kiến nghị trên, một kiến nghị đáng chú ý khác của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam là tái cấu trúc các doanh nghiệp sản xuất xi măng.
Theo Hội, hiện ngành có 46 công ty sản xuất kinh doanh xi măng với nhiều thương hiệu và đầu mối. Nhiều doanh nghiệp không có năng lực quản lý, thiếu vốn, sản xuất kinh doanh thua lỗ đã phá sản và bên bờ vực phá sản.Hiện chỉ có Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam - Vicem có công suất hơn 20 triệu tấn//năm.
Hội đề nghị, cần sớm hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn của Việt Nam, đủ sức mạnh cạnh tranh, làm chủ thị trường xi măng Việt Nam.
Nguồn Khampha