Chủ Nhật | 07/10/2012 14:34

Không tồn tại bong bóng giá vàng

Vàng đơn thuần là công cụ bảo đảm tiền tệ, một hàng hóa phi USD và trên cơ sở này vàng hoàn toàn không ở trong tình trạng bong bóng.
Một trong những tuyên bố sai lệch của các nhóm chuyên gia đầu tư là giá vàng đang ở trong tình trạng bong bóng. Lý do mà các nhóm chuyên gia này đưa ra là người ta tham gia mua vàng không phải vì mục đích đầu tư để thu lợi nhuận mà chạy theo đám đông. Do đó, giá vàng tăng rõ ràng là tình trạng bong bóng.

Kết luận này hoàn toàn sai.

Khi nghĩ đến vàng người ta thường sử dụng hệ thống tham khảo hoàn toàn khác với tài liệu tham khảo cho các hạng mục đầu tư khác.

Vàng không phải là loại tài sản có thể đánh giá dựa vào lợi nhuận mang lại. “Lợi tức” của vàng bắt nguồn từ điều hoàn toàn khác. Vàng đơn thuần là công cụ bảo đảm tiền tệ. Vàng là hàng hóa phi USD và trên cơ sở này vàng hoàn toàn không ở trong tình trạng bong bóng.

Thị trường vàng với xu hướng giá tăng không bắt đầu với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; xu hướng giá tăng bắt đầu vào năm 2001 sau sự sụp đổ chỉ số chứng khoán công nghệ Nasdaq bởi vì đó là thời điểm đồng USD trở nên bất ổn. 
 
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ trước khi diễn ra sự sụp đổ chỉ số chứng khoán công nghệ tại Mỹ là kinh tế Mỹ đang chứng kiến những cải tiến đáng kể và năng suất tăng mạnh mẽ. Đó cũng là lần đầu tiên trong nhiều thập niên ngân sách của Mỹ đạt thặng dư và lãi suất được duy trì ở mức hợp lý.

Tóm lại, USD được củng cố bằng nhiều nền tảng tuyệt vời. Đồng USD khi đó rất mạnh.

Tất nhiên, như thường xảy ra với mức giá của mọi tài sản, mức độ chấp nhận cao hơn lại biến thành bong bóng. Do vậy, sau sự sụp đổ chỉ số công nghệ, một số thế mạnh tiền tệ và tài khóa của Mỹ rõ ràng chỉ mang tính tạm thời.

Hơn nữa, khi nền kinh tế vật lộn để thoát khỏi cuộc suy thoái sau khủng hoảng công nghệ, rõ ràng rằng một lực lượng mới đang làm việc khi hàng triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất chế tạo được chuyển sang các nền kinh tế mới nổi.

sdfsdf
Tương quan giá vàng và sức mạnh USD ua các thời kỳ từ 1997-2011.
Chính quyền của cựu tổng thống Bush cũng tham gia vào các cuộc phiêu lưu quân sự. Chính sách tiền tệ giảm xuống mức chưa có tiền lệ. Chính sách tài khóa thận trọng bị giảm giá trị rất nhiều. USD cũng giảm giá và vàng bắt đầu xu hướng tăng giá.

Giai đoạn tiếp theo trong quá trình tăng trưởng của Mỹ là kết quả của bong bóng bất động sản. Vàng tiếp tục tăng giá, chỉ tạm dừng khi xuất hiện sự hoang mang và mọi người lại chạy đua trở lại với tính an toàn đã được chấp nhận của đồng USD.

Do vậy, nếu muốn hiểu những nền tảng cơ bản của vàng ngày nay và trong lai là gì, thì câu hỏi chúng ta phải đặt ra là: Liệu tình trạng lãng phí tài chính và tiền tệ của Mỹ sẽ chấm dứt? Câu trả lời là không, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro.

Thứ nhất, sự chuyển hướng của Washington sang giải quyết những vấn đề tài chính sẽ làm tổn hại đến giá vàng. Nếu các thành viên đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì chủ nghĩa bảo thủ tài chính của đảng Trà (Tea Party) và việc thoát khỏi “vách đá tài chính” (tăng thuế và giảm chi tiêu đồng thời) có thể khiến thị trường kết luận rằng nước Mỹ đang nghiêm túc về việc khắc phục ngân sách và trên bờ vực suy thoái. Đây cũng chính là 2 lý do để mua USD trong cơn hoảng loạn và hoang mang.

Thứ 2, nếu giá nhà tại Mỹ phục hồi và hoạt động sản xuất nội địa có được động lực thực sự, triển vọng là sẽ không có thêm gói nới lỏng định lượng nào nữa. Trong ngắn hạn, khả năng điều này xảy ra còn thấp hơn việc đảng Cộng hòa sẽ thắng cử.

Thứ 3, bùng nổ lạm phát toàn cầu có thể cũng là vấn đề đối với vàng, nếu việc này khiến lãi suất tại Mỹ tăng lên. Nhưng việc này cũng khiến giá vàng giảm xuống. Do vậy, không có gì để phải lo ngại .
Cũng có thể sẽ đến thời điểm vàng rơi vào tình trạng bong bóng, ví dụ, khi người dân mua vàng chỉ vì giá vàng tăng giảm và động lực thúc đẩy họ mua vàng chỉ là cảm tính. Nhưng không phải là bây giờ. Theo các ước tính, chưa đến 2% số nhà đầu tư nắm giữ vàng.

Hiện tại, giá vàng không ở trong trạng thái bong bóng.

Trên đây là bài phân tích của David Llewellyn-Smith - tổng biên tập báo đầu tư Macro Investor của Australia chuyên về các vấn đề chứng khoán, thương mại, bất động sản, tài sản đầu tư như vàng. 

Nguồn SMH/Khampha


Sự kiện