"Không thể yêu cầu ngân hàng đưa lãi suất cho vay về 13%/năm"
Thống đốc nhận xét, hiện nay nếu ngân hàng huy động 100 đồng thì phải đưa 3 đồng vào dự trữ bắt buộc, 10 đồng dự trữ thanh toán, 0,75 đồng trích lập dự phòng rủi ro chung. Và nếu tỷ lệ nợ xấu theo đúng tổ chức tín dụng báo cáo là 4,47% thì phải bỏ ra thêm khoảng 2,36 đồng để trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, còn phải kể thêm các khoản chi phí đi thuê, chi phí điều hành của ngân hàng..., các khoản này mất khoảng 1 - 1,5%.
" Nếu cộng tất cả các khoản thì chi phí huy động của ngân hàng thực tế lên tới 14 - 14,5%, với lãi suất 15% thì tổ chức tín dụng cơ bản mới chỉ hòa. Do vậy, NHNN không thể kêu gọi các tổ chức tín dụng đưa ngay lãi suất cho vay về 13% vì mức này không thể thực hiện được", Thống đốc nói.
, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho hay, sau khi đưa trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn xuống 9%/năm như từ mức 14%/năm đầu năm, từ nay trở đi việc điều chỉnh giảm lãi suất xuống nữa là hết sức thận trọng."Điều hành lãi suất cũng phải đảm bảo kiềm chế lạm phát. Nếu không đảm bảo lãi suất hợp lý thì không thể thu hút người gửi tiền, vị thế của Việt Nam đồng sẽ mất đi, người gửi tiền quay sang vàng và ngoại tệ và lại xảy ra tình trạng đô la hóa", Thống đốc nói.Thời gian qua nhiều tổ chức nước ngoài cũng khuyến cáo Việt Nam nếu hạ lãi suất quá nhanh có thể dẫn tới lạm phát quay trở lại, bởi vậy việc điều hành lãi suất cần điều hành chặt chẽ.Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng cho hay, đến nay Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn là 9%,/năm, còn trần lãi suất huy động trung và dài hạn đã bỏ. Trên thị trường đã hình thành mặt bằng lãi suất trung và dài hạn khoảng là 10- 12%/năm."Điều này là rất tốt bởi trước đây 100% vốn huy động là ngắn hạn trong khi dư nợ có đến 40% là trung và dài hạn khiến các tổ chức tín dụng khó khăn trong việc cân đối vốn. Ngân hàng Nhà nước đánh giá, mặt bằng thỏa thuận lãi suất huy động trung và dài hạn hiện nay là hợp lý", ông Bình nói.
Nguồn Khampha