"Không nên mở rộng đối tượng vay USD"
Trước đó, theo Thông tư 03/2012, từ ngày 2/5/2012 ngân hàng chỉ cho vay USD nếu doanh nghiệp chứng minh cóđủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ. Các doanh nghiệp không có hoặc không đủnguồn thu ngoại tệ chỉ được phép vay khi có văn bản chính thức của NHNN với từng trường hợp. Thôngtư 37 chỉ nới kỳ hạn vay chứ không mở rộng đối tượng và điều kiện vay.
Ông Đặng Quốc Tiến, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội, lãi suất và lạm phát đều có xu hướnggiảm, 2012 lại là năm đầu tiên xuất siêu nên nguồn ngoại tệ dồi dào, cộng thêm mục tiêu chính sáchđiều hành tiền tệ năm 2013 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, do đóviệc chỉ mở rộng thời hạn cho vay chứ không nới rộng đối tượng vay là điều dễ hiểu.
Bên cạnh đó, hầu hết chuyên gia cho rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn thì nhiều doanh nghiệp sẽ khônglựa chọn đầu tư dài hạn vào sản xuất kinh doanh. Không chỉ vậy, theo ông Đặng Quốc Tiến, ngân hàngcũng muốn cho vay ngắn hạn hơn để doanh nghiệp nhanh chóng củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến nhucầu vay vốn trung và dài hạn năm 2013 của các doanh nghiệp không cao.
Tuy nhiên, theo tổng giám đốc Ngân hàng Citibank Việt Nam, Thông tư 37 chỉ cho vay ngoại tệtrung và dài hạn đối với doanh nghiệp xuất khẩu. "Chúng tôi mong muốn đối tượng cho vay mở rộng hơn để nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn ngoại tệ" - ông nói.
Mặc dù dòng vốn USD đang lưu thông khá mạnh nhưng với xu hướng lãi suất VND giảm, theo ôngTrương Văn Phước, Tổng Giám đốc Ngân hàng Eximbank, doanh nghiệp vay VND vẫn có lợi hơn, trong khi vay USDlãi suất khoảng 6%-7% tưởng là có lợi nhưng nếu tỉ giá biến động khoảng 6%-7% thì lãi suất vay sẽlên tới 14%-15%.
"Theo tôi, chúng ta cần kiên trì đi theo chính sách ngoại hối. Vì nhờ đó mà tỷ giáhối đoái mới ổn định, dự trữ ngoại hối được nâng cao và tạo lập được thế cân bằng mới ở tiền tệ vĩmô" - ông nói thêm.
Nguồn Pháp luật TPHCM