Không lùi thời gian thực hiện quản lý vàng trang sức
Mặc dù Thông tư 22 được ký ban hành từ ngày 26-9-2013 nhưng ngay từ khi xây dựng, Bộ KHCN đã tính đến thời gian cần thiết và lộ trình thích hợp để các doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ có đủ thời gian để thực hiện theo các quy định mới. Do đó, hiệu lực của thông tư đã được xác định là sau khoảng 8 tháng kể từ khi ký ban hành. Nội dung này đã nhận được sự đồng tình của các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước, các bên liên quan, kể cả Hiệp hội Kinh doanh vàng.
Tuy nhiên, theo ông Linh, thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn hết sức thụ động trong việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới.
Trước ý kiến của nhiều doanh nghiệp về việc chưa có phương án “xử lý hàng tồn” nên cần thời gian dài hơn, ông Linh cho biết Thông tư 22 không có khái niệm hàng tồn. Khi thông tư có hiệu lực, thì tất cả vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về đo lường và chất lượng theo quy định tại thông tư. Khoảng thời gian 8 tháng trước khi thông tư chính thức có hiệu lực cũng chính là khoảng thời gian để giải quyết các sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ chưa đáp ứng yêu cầu.
Cũng theo ông Linh, quyền lựa chọn mua loại vàng nào là quyền của người tiêu dùng, cùng một loại vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng vàng như nhau nhưng cũng có thể có giá khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thiết kế mẫu mã, độ tinh xảo, giá trị thương hiệu của sản phẩm vàng…
Tuy nhiên, người tiêu dùng phải có quyền được mua vàng trang sức có đúng hàm lượng vàng, khối lượng vàng như nhà sản xuất đã công bố. Người tiêu dùng không thể bị móc túi khi mua vàng có hàm lượng vàng thực tế ít hơn hàm lượng vàng đã công bố. Ví dụ như nhà sản xuất công bố vàng là 18K (tương đương là 75%) nhưng thực tế mua về kiểm tra lại chỉ có 16K (tương đương 66,6%). Đây là hành vi gian lận tuổi vàng. Việc cho ra đời Thông tư 22 nhằm mục đích giảm các hành vi gian lận này.
>>>> Đọc toàn bài tại đây