Khối ngoại tiếp tục giải ngân mạnh vào thị trường
Tổng kết tuần, cả hai chỉ số đều tăng nhẹ. Tuy nhiên, VN-Index khi vừa chớm vượt qua ngưỡng 600 điểm thì áp lực bán mạnh xuất hiện đã khiến chỉ số này có 2 phiên liên tiếp cuối tuần giảm điểm.
Động lực tăng điểm tuần qua chủ yếu đến từ nhóm các cổ phiếu đầu cơ như KBC, HUT, GTN, ASM, JVC, … Trong khi, nhóm Blue-chips đặc biệt là ngân hàng đã có phần hụt hơi.
Mã HAI trở thành tâm điểm trong tuần khi tổng 5 phiên được giao dịch đến hơn 38 triệu cổ phiếu, hơn cả số lượng cổ phiếu có thể giao dịch được là quanh 35 triệu cổ phiếu. Ngoạn mục nhất là việc mã này đã chuyển từ sàn sang đóng cửa tại mức giá trần trong phiên cuối tuần.
Thông tin được quan tâm nhất trong tuần là việc giá điện sẽ tăng 7,5% kể từ ngày 16/03/2015. Tuy nhiên, phiên cuối tuần tuy có giảm điểm nhưng mức độ giảm không, qua đó đã cho thấy thông tin sẽ khó ảnh hưởng mạnh trong hoàn cảnh Việt Nam đã có 4 tháng liên tiếp lạm phát ghi nhận mức âm.
Tác động của giá điện tăng:
+ Nhóm cổ phiếu được hưởng lợi: nhóm cổ phiếu sản xuất điện (nhiệt điện, thủy điện, …)
+ Nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng tiêu cực: nhóm có nguyên liệu đầu vào một phần là giá điện như xi măng, tôn, thép, hay sản xuất, …
Mặc dù, VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được khung giao dịch quanh 580 – 605 điểm, nhưng xu hướng cả ngắn và trung hạn vẫn đang là tăng điểm. Vì vậy, nhà đầu tư vẫn nên tiếp tục giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, trừ trường hợp VN-Index đóng cửa dưới mức 590 điểm.
Khối ngoại vẫn đang tiếp tục giải ngân mạnh vào thị trường và cơ hội trong trung và dài hạn vẫn khả quan. Nhóm cổ phiếu cho mục tiêu trung hạn (3 – 6 tháng): CVT, SD5, REE, KDH, KBC, PLC, VCS, FCN, PPI, PET, VHC.
Đinh Minh Trí
Nguồn DVO