Chủ Nhật | 02/03/2014 23:03

Khó nhận diện rủi ro từ tín dụng

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng đưa ra ở mức 14 - 15% là quá lạc quan.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/1, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 0,82% so với tháng 12/2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 0,17%). Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước giảm 0,98% (cùng kỳ giảm 0,53%).

Đồng thời, tín dụng cũng giảm tới 1,21% trong khi cùng kỳ chỉ giảm 1,06%. Vì thế, có dấu hiệucho thấy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng đưa ra ở mức 14 - 15% là quá lạc quan.Không chỉ có vậy, lãnh đạo nhiều ngân hàng TMCP còn cho rằng, xu hướng hồi phục dù đã rõ ràng,nhưng vẫn khó nhận diện rủi ro từ phía khách hàng, nhất là doanh nghiệp (DN).
Tại nhiều ngân hàng, nợ xấu đều tăng trong quý IV/2013
Tại nhiều ngân hàng, nợ xấu đều tăng trong quýIV/2013

TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tàichính, tiền tệ quốc gia cho rằng, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế năm nay sẽ tốt hơn nămngoái. Vì thế, tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ được cải thiện, nên mục tiêu mà ngành ngân hàng đặt racho năm nay là không quá khó để thực hiện.

"Những DN đã vượt qua khó khăn và đang tồn tại sẽ tiếp tục hồi phục, phát triển, nên nhu cầu vốncũng quay trở lại. Còn những khách hàng không thể vượt qua "bão", thì cũng dần bị khai tử. Điều khónhất đối với tăng trưởng tín dụng chính là không dễ kiểm soát được rủi ro nợ xấu và khó xử lý triệtđể các khoản nợ xấu tồn tại", ông Lịch nhận định.

Cho dù các ngân hàng đang tranh thủ bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tíndụng Việt Nam (VAMC) nhằm làm sạch bản cân đối kế toán, từng bước xử lý nợ xấu, song để xử lý triệtđể các khoản nợ này cũng không đơn giản.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, năm nay, OCB đặtra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 20%, cao hơn so với mức thực hiện 18% của năm 2013. OCB hiện ápdụng lãi suất cho vay bình quân 11 - 12%/năm với khách hàng cá nhân và mức thấp hơn đối với kháchhàng DN.

Đại diện của một ngân hàng TMCP cũng cho rằng, cái khó nhất trong xử lý nợ xấu hiện chính làtình hình sản xuất - kinh doanh của nhiều DN chưa được cải thiện. Vì thế, dù các ngân hàng đã kiểmsoát chặt chất lượng tín dụng, nhưng nợ xấu vẫn tăng. Tại ACB, Eximbank, Sacombank, VCB, MaritimeBank…, nợ xấu đều tăng trong quý IV/2013. Trong đó, tại ACB, nợ xấu tăng từ mức 2,5% cuối năm 2012lên 3% vào cuối năm 2013.

Tuy nợ xấu của Eximbank vẫn được kiểm soát dưới 2%, nhưng tính đến thời điểm cuối năm 2013, nợxấu của ngân hàng này cũng đã tăng đáng kể so với quý III/2013, khiến khoản trích lập dự phòng rủiro của Eximbank lên đến 300 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận năm 2013 của Eximbank chỉ bằng 30%kếhoạch.

Vấn đề khiến các ngân hàng đau đầu nhất vẫn là nhận diện rủi ro từ các khoản vay mới. Đáng chú ýlà, thời điểm áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng theo quy định của Thông tư02/2013/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước sắp được thực thi kể từ ngày 1/6/2014.

Một khi Thông tư 02 được áp dụng, nợ xấu của các ngân hàng sẽ còn gia tăng. "Xử lý nợ xấu lúcnày là hết sức khó, nhất là khi Thông tư 02 đi vào thực tiễn, thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng cao. Nếukhông có việc sửa đổi một số nội dung trong Thông tư 02, thì hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ bịảnh hưởng. Mục tiêu của Thông tư 02 là rất tốt, giúp ngân hàng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế,nhưng điều đó chỉ phù hợp trong điều kiện kinh tế ổn định. Còn thời điểm áp dụng Thông tư 02 trongbối cảnh hiện nay nên được cân nhắc kỹ", Phó chủ tịch HĐQT một ngân hàng TMCP nói.

Nguồn Đầu tư


Sự kiện