Mỗi năm có khoảng 150.000 người Việt đi xuất khẩu lao động. Ảnh: nghean.

 
Tiến sĩ John Walsh Thứ Ba | 20/10/2020 09:28

Khó khăn khi phụ thuộc vào kiều hối

Hiện có hơn nửa triệu người Việt đang làm việc tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó điểm đến phổ biến nhất là các nền kinh tế Đông Á.

Tiến sĩ John Walsh, Chủ nhiệm cấp cao chương trình Thạc sĩ Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT, cho rằng tác động của dịch COVID-19 lên người lao động Việt Nam ở nước ngoài không chỉ dừng lại ở lượng kiều hối giảm.

Mỗi năm có khoảng 150.000 người Việt đi xuất khẩu lao động. Hiện có hơn nửa triệu người Việt đang làm việc tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó điểm đến phổ biến nhất là các nền kinh tế Đông Á.

Khoản tiền mà nhóm người lao động này gửi về quê hương thường là nguồn tài chính không thể thiếu để duy trì cộng đồng nông thôn, giúp trang trải chi phí giáo dục và y tế cho người thân. Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về Việt Nam từ xuất khẩu lao động đạt khoảng 2,5-3 tỉ USD. Số tiền do Việt kiều định cư ở các quốc gia khác gửi về Việt Nam còn lớn hơn nữa.

Năm nay, theo Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 20% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Sự sụt giảm này được dự đoán là do suy thoái kinh tế đồng bộ diễn ra trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến tất cả các loại hình kinh doanh.

Ảnh:
Năm nay, theo Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 20% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ảnh: angiang.

Tính đến nay, lượng kiều hối về Việt Nam mới chỉ giảm vài điểm phần trăm nhưng có khả năng sẽ tiến gần đến mức giảm trung bình toàn cầu khi Bắc bán cầu bước vào mùa thu, cũng như việc các nước có thể đưa ra những quy định mới nhằm hạn chế đi lại.

Nếu có đợt bùng phát dịch mới thì lượng kiều hối có thể sụt giảm nhiều hơn nữa, khiến nền kinh tế Việt Nam trở nên tồi tệ hơn vì một trong những nguồn thu nhập chính bị bóp nghẹt. Tuy nhiên, tác động lên con người còn rõ ràng hơn.

Các hộ gia đình dựa vào kiều hối từ xuất khẩu lao động sẽ phải thắt lưng buộc bụng trong giai đoạn khó khăn này. Một khảo sát vào năm 2019 của nhà cung cấp dịch vụ tài chính UniTeller cho thấy, đối với các hộ gia đình nhận kiều hối, số tiền này có thể gấp 10 lần thu nhập thông thường của họ. Việc khó tránh khỏi là một số gia đình sẽ phải vay tiền để trang trải cho sinh hoạt, và đó lại chính là động lực khiến họ phải đi xuất khẩu lao động và cố gắng kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai.

Ảnh: laodongxuatkhau
Thông thường, người đi xuất khẩu lao động nếu mất việc thì sẽ hồi hương, trừ khi có người môi giới hoặc mạng lưới giúp đỡ họ tìm kiếm công việc khác. Ảnh: laodongxuatkhau.

Thông thường, người đi xuất khẩu lao động nếu mất việc thì sẽ hồi hương, trừ khi có người môi giới hoặc mạng lưới giúp đỡ họ tìm kiếm công việc khác. Tuy nhiên, biên giới đóng cửa đang khiến việc đi lại rất khó khăn và nhiều người lao động bị mắc kẹt ở nước ngoài mà không có thu nhập.

Họ phải đối phó với các bên môi giới và có thể bị ngược đãi bởi nhóm này. Chính phủ nước sở tại có thể áp đặt những quy định mà họ không có khả năng tuân thủ. Người lao động “chui” ở nước ngoài có thể bị quấy rối, đè nén, khiến cuộc sống của họ trở nên căng thẳng. Ngoài ra, họ cũng có thể phải đối mặt với nhiều hiểm nguy tại nơi làm việc.

Điều mà chính phủ các nước sở tại có thể làm là động viên người sử dụng lao động dàn xếp tốt với người lao động và hỗ trợ họ hồi hương khi tình thế yêu cầu. Chính phủ Việt Nam khó có thể can thiệp được nhiều trong trường hợp này, nhưng có thể hỗ trợ thông tin liên lạc với gia đình người lao động ở quê nhà giúp họ nắm bắt được tình hình hiện tại. Dần dần, Việt Nam có thể đưa người lao động về nước nhưng việc này rất tốn kém và đòi hỏi phải sắp xếp các cơ sở cách ly một cách phù hợp.

Đối với người sử dụng lao động ở nước sở tại, điều nên làm để giữ vững uy tín là hỗ trợ người lao động nếu nhà máy hoặc nơi làm việc của họ phải đóng cửa, hoặc giúp họ tìm việc ở nơi khác. Tuy nhiên, thực tế là một số doanh nghiệp sẽ nhân cơ hội này mà bỏ rơi người lao động và thậm chí không trả đủ tiền lương đang thiếu nợ. Chính phủ Việt Nam chỉ có nguồn lực hạn chế để hỗ trợ công dân trong tình huống như vậy và có thể phải kết nối với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin.

Có thể bạn quan tâm:

Chốt sổ ngân hàng số