Thứ Năm | 17/07/2014 20:11

Khách sạn InterContinental đổi chủ có đổi vận?

Trở thành một trong những khách sạn hấp dẫn nhất Hà Nội nhờ địa thế không thể đẹp hơn, InterContinental đã phải trải qua nhiều biến cố lớn.
"Cha đẻ" phá sản

InterContinental Hanoi Westlake (InterContinental) là một trong những khách sạn hấp dẫn nhất HàNội. InterContinental hấp dẫn bởi cơ sở vật chất và dịch vụ xứng tầm đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên,điều khiến InterContinental nổi tiếng nhất lại là địa thế không thể đẹp hơn.

Hầu hết các tòa nhà của khách sạn đều nghiêng mình giữa Hồ Tây lộng gió. Cửa sổ các phòng nghỉ đềuhướng tới thiên nhiên, sông nước vô cùng lãng mạn và yên bình. Đây là điểm mà nhiều khách sạn 5 saokhác như Daewoo hay Hilton không thể có được.

Năm ngoái, InterContinental phủ kín mặt báo khi được chọn là điểm dừng chân trong hành trình tớiViệt Nam đá giao hữu của câu lạc bộ bóng đá nổi danh xứ sở sương mù Arsenal. InterContinental đượcnhiều người ví von là "khách sạn Arsenal".

Intercontinental Hanoi Westlake

Nổi tiếng như vậy nhưng để có được ngày hôm nay, InterContinental đã trải qua một thời gian dài đầybiến cố. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, tại Hà Nội, phong trào xây dựng khách sạn hạng sangnở rộ. Hàng loạt khách sạn như Melia, Daewoo,… đã được thai nghén và xây dựng. InterContinentalcũng nằm trong làn sóng này.

Như nhiều khách sạn lớn khác ra đời cùng thời kỳ, cha đẻ của InterContinental cũng là một ông trùmkhách sạn đến từ châu Á. Sonnie Lien là một nhà đầu tư cá nhân người Singapore. Ông điều hành S.Lien Holdings. Với nguồn vốn dồi dào, S. Lien Holdings đặt rất nhiều hy vọng vào "Khách sạn Hồ Tâycủa Lien".

Năm 1991, S. Lien Holdings làm chủ thầu InterContinental. Theo thông tin từ The Financial Times,Pernas Holdings của Malaysia cũng sát cánh bên S. Lien Holdings. Vì xây dựng hoàn toàn trên mặtnước nên thi công gặp nhiều khó khăn. Phải tới năm 1998, công trình mới hoàn thiện phầnthô.

Đây là giai đoạn InterContinental cần rất nhiều vốn để hoàn thiện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảngkinh tế đã thay đổi tất cả. Từ năm 2007, khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ Thái Lan rồi ảnhhưởng đến các thị trường chứng khoán và trung tâm tiền tệ khác ở châu Á.

Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này.Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình nhưng mức độnhẹ hơn.

Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. S. Lien Holdings làcông ty của Singapore nhưng có lẽ ham đầu tư tại nhiều thị trường khác trong khu vực châu Á nêncông ty này lao đao. Không vượt qua được khủng hoảng, S. Lien Holdings sau đó phá sản khiếnInterContinental dù đã hoàn thiện phần thô nhưng vẫn rơi vào tình cảnh bỏ hoang tới 7 nămliền.

Năm 2005, Tradewinds Berhad Malaysia đến tiếp quản và nhận liên doanh với Công ty Thăng Long GTC.Tổng vốn đầu tư tiếp theo cho InterContinental Hà Nội trị giá 123 triệu USD, dự kiến hoàn vốn khiđó là 10 năm. Khách sạn khánh thành vào đầu tháng 12/2007 sau một thời kỳ dài xây dựng.

Đổi chủ có đổi vận?

Hiện tại, khách sạn InterContinental do Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad và Công ty TNHH Nhànước MTV Thăng Long GTC tại Việt Nam sở hữu. 75% vốn của InterContinental Hà Nội do BerjayaCorporation Berhad nắm giữ.

Người sáng lập tập đoàn Berjaya Corporation Berhad là ông Vincent Tan, sinh năm 1952, gốc TrungQuốc. Năm 2010, ông Vincent Tan được Forbes bình chọn là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giớivới trị giá tài sản 1,3 tỷ USD.

Kể từ khi về với Berjaya Corporation Berhad, InterContinental thay da đổi thịt và trở thành mộtkhách sạn tuyệt đẹp và sang trọng bậc nhất Hà thành. Ông Adam McDonald - TGĐ InterContinental HanoiWestlake đánh giá đây là một khách sạn tiêu biểu thuộc tập đoàn InterContinental.

Chính vì vậy, không có gì khó hiểu khi Arsenal chọn InterContinental là nơi nghỉ ngơi trong thờigian du đấu tại Việt Nam. Được Arsenal "chọn mặt gửi vàng", InterContinental đã nổi tiếng nay lạicàng nổi tiếng hơn.

Tuy nhiên, thực tế lại không được lung linh như hình ảnh tuyệt đẹp của InterContinental bên Hồ Tâylãng mạn. Trong bản báo cáo thường niên của Berjaya, cả Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều đưara nhậ xét kém tích cực về hoạt động của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam.

Báo cáo của Hội đồng quản trị cho thấy cuối năm 2013, các dự án ở đảo Jeju, Hàn Quốc và Hebei,Trung Quốc vẫn trong quá trình xây dựng còn thị trường bất động sản Việt Nam duy trì sức yếu.

Báo cáo của ban điều hành chỉ rõ hơn hoạt động tại Việt Nam. Theo báo cáo, dự án bất động sản củaTập đoàn trên thị trường quốc tế (trong đó có Việt Nam) không lạc quan cho lắm ngoại trừ Long BeachResort, Phú Quốc, Việt Nam.

Hoạt động của Long Beach Resort khá tốt nhưng cùng hoạt động tại Việt Nam, InterContinental HanoiWestlake lại không được đánh giá cao. Theo ban điều hành, tỷ lệ lấp đầy tại khách sạn 5 sao nàychưa có nhiều cải thiện trong năm 2013. Tỷ lệ lấp đầy chỉ tăng 2,9% lên 64%.

Berjaya Corporation Berhad đánh giá tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa có nhiều biến chuyển.Trong khi đó, nguồn cung phòng khách sạn cao cấp lại tăng mạnh nên hoạt động của InterContinentalHanoi Westlake ít nhiều bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ lấp đầy ít cải thiện nên khách sạn đã phải tìm phương án đối phó. Ông Nguyễn Việt Dũng,Trưởng phòng cho thuê nhà ở, Công ty Tư vấn Bất động sản CBRE Việt Nam, cho biết khách sạnInterContinental Hanoi Westlake đang lên phương án chuyển một phần khách sạn thành căn hộ dịchvụ.

Nguồn VTC


Sự kiện