Joseph Massey: Kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng
Đó là nhận định của Giáo sư Joseph Massey, chủ tịch Global Reach tại “Hội thảo Doanh nghiệp Việt Nam với cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” diễn ra chiều 17/12 do Viện Quản trị kinh doanh (FSB) trực thuộc trường Đại học FPT tổ chức.
18 năm trước khi ông Joseph Massey còn là Giám đốc Trung tâm kinh doanh toàn cầu của trường Kinh doanh Tuck, đại học Dartmouth (Dartmouth’s Tuck School of Business) đã đến Việt Nam, cùng với ông Trương Gia Bình và cố GS Nguyễn Văn Đạo kêu gọi tài trợ cho mô hình trường Quản trị kinh doanh ở VN, và đây là tiền thân của FSB ngày nay.
Hiện ông Joseph Massey đang là chủ tịch của Global Reach (Mỹ), là tổ chức tư vấn phát triển không biên giới, nhằm kết nối ác doanh nghiệp của Nhật và Mỹ với các thị trường, thâm nhập thị trường Nhật và các nước Châu Á, tìm kiếm những đối tác chiến lược,…
Trước những vấn đề đặt ra cho Giáo sư Joseph Massey của các học viên đồng thời cũng là đại diện, lãnh đạo các DN Việt Nam về nền kinh tế Việt Nam hiện nay, những bài học kinh nghiệm cho DN Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…G.S Joseph Massey nhận định “VN đang có sự phục hồi và đi đúng hướng nhỏ sau cuộc khủng hoảng. Quay lại VN, ông đã thấy những tòa nhà lớn, những con đường lớn…hơn thế nữa, Chính phủ VN đã kiểm soát tốt thị trường chứng khoán, tài chính để không xảy ra bong bóng tài chính như Nhật Bản trước đây”.
G.S Joseph Massey đã nhắc tới câu chuyện bong bóng ở Nhật Bản vào năm 1987, khi đó đất đai ở Nhật đắt đỏ nhất thế giới, bong bóng chứng khoán diễn ra năm 1989, khi đó, tổng giá trị chứng khoán Nhật cao hơn 1000 tỷ USD so với Mỹ,…
Năm 1985 Nhật Bản đã thực hiện chính sách giảm lãi suất khiến người dân đổ xô đầu tư, dẫn đến bong bóng tài chính càng bùng nổ. Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật đã tăng lãi suất từ 2,5% lên 6%, tất cả các khoản nợ ngân hàng giảm mạnh, người dân không thể vay tiền để kinh doanh, mua nhà. Bối cảnh hộp đó là nợ công của chính phủ cao 2 lần so với GDP vào năm 2012. Nợ là hậu quả của việc dân số đang già đi, giảm sút dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm giảm, tổng lao động cũng giảm.
G.S Joseph Massey cho rằng, đây là bài học cho nước Mỹ cũng như VN. Phải kiểm soát chặt chẽ tất cả các khoản đầu tư về tài chính, BĐS. Đó là lý do vì sao Nhật bị kiềm chế phát triển 20 năm, nước Nhật tự khóa mình trong chiếc hộp, một phần được tạo nên từ chính sách, một phần do dân số, độ tuổi.
Theo G.S Joseph Massey, để tháo gỡ điều này Thủ tướng Abe phải thay đổi chiến lược phát triển bằng cách thay đổi cơ cấu lao động, đưa phụ nữ quay lại lao động. Mục tiêu có thể mở ra 400.000 trung tâm chăm sóc trẻ em vào năm 2017. Chính phủ Nhật đã xây dựng các phòng thí nghiệm quốc gia ở các tỉnh thành như Osaka,Kobe,…
Cũng theo G.S Joseph Massey với người Trung Quốc hay người Nhật khi nói tới khủng hoảng thì đều bao gồm 2 chữ nguy hiểm và cơ hội. Vì thế, trong khủng hoảng luôn chứa đựng những cơ hội lớn. Đây là cơ hội để các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhìn vào dân số Đức, Anh, Mỹ thì khác hẳn Nhật, bởi theo dự báo 50 năm tới Nhật có dân số giảm từ 123 triệu dân còn 87 triệu dân còn nhỏ hơn cả Việt Nam, lao động giảm đi một nửa. Việt Nam có dân số trẻ là một lợi thế, Nhật có dân số già, Trung Quốc cũng sẽ là quốc gia có dân số già bởi chính sách một con.
Do lao động sẽ giảm đi nên Nhật sẽ tìm kiếm cơ hội lao động trẻ ở ngoài nước, do đó, đây là cơ hội cho các quốc gia nha Việt Nam. Dân số già đi của Nhật cũng sẽ mở ra các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực dưỡng lão, hỗ trợ y tế mà DN Việt có cơ hội ở lĩnh vực này.
G.S Joseph Massey nhấn mạnh, công nghệ không phải là tất cả mà nguồn lực con người mới là quyết định, bên cạnh đó để giảm thiểu rủi ro đầu tư các DN nên tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng, thông tin sẽ giúp các DN có quyết định sáng suốt.
. G.S Joseph Massey nói.
Nguồn CafeF