Marble Guide

 
Thứ Ba | 17/10/2017 07:58

Indonesia sắp trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD

Indonesia đang trên đường trở thành một nền kinh tế nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất ASEAN đang đối mặt với nhiều thách thức.

Indonesia đang trên đường trở thành một nền kinh tế nghìn tỷ USD và khiến cả Đông Nam Á phải ghen tỵ. Tuy nhiên, về một số phương diện chính, nền kinh tế lớn nhất của khu vực đang tụt lại phía sau.

Quốc gia này vẫn thua các nước láng giềng về phát triển cơ sở hạ tầng và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách, vốn gây áp lực lên ngân sách quốc gia. Thêm vào đó, vẫn còn 28 triệu người sống trong cảnh đói nghèo. Đó là ngay cả sau khi chính quyền Indonesia đã thực hiện hàng loạt cải cách giúp cho quy mô của nền kinh tế tăng gấp đôi trong thập kỷ qua lên 932 tỷ USD. Tổng thống Joko Widodo dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Indonesia khoảng 5%.

Indonesia sap tro thanh nen kinh te nghin ty USD
GDP của Indonesia qua các năm. Ảnh: Bloomberg

Quy mô không nói lên tất cả. Ngay cả sau 8 lần cắt giảm lãi suất kể từ đầu năm ngoái, nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: tăng trưởng cho vay vẫn khá ảm đạm, trong khi ngân hàng trung ương kỳ vọng lạm phát thấp sẽ kéo dài một thời gian.

"Đây là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng nhưng thách thức đặt ra là làm thế nào để đặt được tăng trưởng trở nên bền vững hơn ở các mức tương đối cao. Điều này quan trọng hơn quy mô tổng thể của nền kinh tế ", Euben Paracuelles, một nhà kinh tế tại Nomura Holdings Inc., Singapore nói.

Indonesia sap tro thanh nen kinh te nghin ty USD
So sánh GDP của Indonesia với các nước khác ở Châu Á. Ảnh: Bloomberg

Tăng trưởng bền vững là điều cốt yếu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, những người đang quay trở lại Indonesia 20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Dự trữ ngoại hối ở mức cao kỷ lục, 129 tỷ USD, trong khi dòng tiền vào thị trường trái phiếu gần mức kỷ lục.

Vào tháng 5, Hãng xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã xếp hạng trái phiếu Indonesia ở mức đầu tư, do một cách tiếp cận khôn ngoan hơn đối với ngân sách. Đồng Rupia là tương đối ổn định trong năm nay sau khi tăng 2,3% so với đồng USD vào năm 2016.

Perry Warjiyo, Phó Thống đốc Ngân hàng Indonesia, cho biết: "Việc gia nhập nhóm các nền kinh tế nghìn tỷ USD cho thấy Indonesia hiện đang tiến bộ như thế nào trong nhóm những nước có thu nhập trung bình. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joko Widodo, nền kinh tế Indosia đã trở nên khá mạnh mẽ và bền vững".

Ba biểu đồ sau đây cho thấy những thách thức của tổng thống Jokowi  và chính quyền Indonesia hiện nay đang phải đối mặt trong việc kết hợp giữa quy mô và chất lượng

Khoảng trống cơ sở hạ tầng

Tổng thống Jokowi đang tăng chi tiêu cho đường xá, đường sắt và cảng biển khi ông nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 5,4% vào năm 2018, mức tăng nhanh nhất trong 5 năm. Nhưng thâm hụt cơ sở hạ tầng khổng lồ - ước tính của Ngân hàng Thế giới ở mức 1,5 nghìn tỷ USD – đã cản trở những nỗ lực của ông. World Bank cho rằng Indonesia cần thêm 500 tỷ USD nữa để chi tiêu cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới.

Indonesia sap tro thanh nen kinh te nghin ty USD
Đầu tư cở sở hạ tầng của Indonesia (màu vàng) đang thấp hơn so với mức trung bình của Asean (màu xám). Ảnh: Bloomberg

Theo World Bank, sau nhiều năm đầu tư chưa đầy đủ, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của chính phủ theo đầu người ở Indonesia đã tụt lại sau Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Các khoản đầu tư công đã tăng trưởng chỉ bằng phân nửa tăng trưởng của nền kinh tế từ năm 2005 đến năm 2015. Chất lượng của cơ sở hạ tầng đã tụt dốc so với các trong khu vực và các thị trường mới nổi khác.

Indonesia đang trên đường trở thành một nền kinh tế nghìn tỷ USD và khiến cả Đông Nam Á phải ghen tỵ. Tuy nhiên, về một số phương diện chính, nền kinh tế lớn nhất của khu vực đang tụt lại phía sau.

Quốc gia này vẫn thua các nước láng giềng về phát triển cơ sở hạ tầng và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngân sách, vốn gây áp lực lên ngân sách quốc gia. Thêm vào đó, vẫn còn 28 triệu người sống trong cảnh đói nghèo. Đó là ngay cả sau khi chính quyền Indonesia đã thực hiện hàng loạt cải cách giúp cho quy mô của nền kinh tế tăng gấp đôi trong thập kỷ qua lên 932 tỷ USD. Tổng thống Joko Widodo dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Indonesia khoảng 5%.

Quy mô không nói lên tất cả. Ngay cả sau 8 lần cắt giảm lãi suất kể từ đầu năm ngoái, nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: tăng trưởng cho vay vẫn khá ảm đạm, trong khi ngân hàng trung ương kỳ vọng lạm phát thấp sẽ kéo dài một thời gian.

"Đây là một nền kinh tế có nhiều tiềm năng nhưng thách thức đặt ra là làm thế nào để đặt được tăng trưởng trở nên bền vững hơn ở các mức tương đối cao. Điều này quan trọng hơn quy mô tổng thể của nền kinh tế ", Euben Paracuelles, một nhà kinh tế tại Nomura Holdings Inc., Singapore nói.

Tăng trưởng bền vững là điều cốt yếu để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, những người đang quay trở lại Indonesia 20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Dự trữ ngoại hối ở mức cao kỷ lục, 129 tỷ USD, trong khi dòng tiền vào thị trường trái phiếu gần mức kỷ lục.

Vào tháng 5, Hãng xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings đã xếp hạng trái phiếu Indonesia ở mức đầu tư, do một cách tiếp cận khôn ngoan hơn đối với ngân sách. Đồng Rupia là tương đối ổn định trong năm nay sau khi tăng 2,3% so với đồng USD vào năm 2016.

Perry Warjiyo, Phó Thống đốc Ngân hàng Indonesia, cho biết: "Việc gia nhập nhóm các nền kinh tế nghìn tỷ USD cho thấy Indonesia hiện đang tiến bộ như thế nào trong nhóm những nước có thu nhập trung bình. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Joko Widodo, nền kinh tế Indosia đã trở nên khá mạnh mẽ và bền vững".

Ba biểu đồ sau đây cho thấy những thách thức của tổng thống Jokowi  và chính quyền Indonesia hiện nay đang phải đối mặt trong việc kết hợp giữa quy mô và chất lượng

Áp lực ngân sách

Doanh thu thuế của Indonesia, một phần của GDP, vẫn là một trong những mức thấp nhất trong khu vực. OECD ước tính thu từ thuế của Indonesia chỉ chiếm khoảng 12% GDP cách đây hai năm. Từ đó đến nay, con số này đã giảm xuống còn 10,3%. Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati trong tháng 7 mô tả mức như vậy là "thấp và không thể chấp nhận được". Bà dự định tăng tỷ lệ này lên 16% vào năm 2019.

Indonesia sap tro thanh nen kinh te nghin ty USD
So sánh mức đóng góp các khoản thu từ thuế trong GDP của Indonesia so với các nước khác. Ảnh: Bloomberg

Sự thiếu hụt này đang tạo ra một sự căng thẳng về thâm hụt ngân sách, mà chính phủ có nhiệm vụ giữ tỷ lệ này dưới 3% GDP. Tổng thống đã yêu cầu cắt giảm chi tiêu trong tháng 7 khi mức thâm hụt mục tiêu năm nay được điều chỉnh xuống còn 2,9% GDP từ 2,4%.

Giảm nghèo

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định trong việc giảm nghèo, nhưng gần 28 triệu người Indonesia vẫn bị coi là nghèo đói. Tỷ lệ nghèo đói chính thức là 10,6% vào tháng 3, chỉ thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với một năm trước đó.

Một số lượng lớn người dân vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc, với hơn 60 triệu người năm ngoái có nguy cơ rơi trở lại nghèo đói, Ngân hàng Thế giới cho biết vào đầu tháng này. người có thu nhập cao hơn vẫn được tăng lượng nhanh hơn các nhóm thu nhập thấp hơn.

Ngân hàng trung ương Warjiyo cho biết: "Môi trường toàn cầu và của quốc gia đang có nhiều thách thức. Kể từ giữa năm 2015, sự phục hồi kinh tế của chúng tôi đã tăng lên và đã có một số cải tiến trong tăng trưởng toàn diện, nhưng còn nhiều việc phải làm.”

Mạnh Đức

Nguồn Bloomberg