Indonesia áp thuế chống bán phá giá đối với thép Việt Nam
"Bộ trưởng tài chính đã ký quyết định vào ngày 19/3 và có bắt đầu có hiệu lực trong vòng vài ngày tới", ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Quyết định trên được đưa ra trên cơ sở đề xuất của Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) đã được Bộ Thương mại Indonesia chấp thuận. Mức thuế chống bán phá giá sẽ nằm trong khoảng từ 5,9% - 55,6%.
Trong đó, các công ty Nippon Steel Corporation và Sumitomo Metal Industries Ltd của Nhật Bản chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất 55,6%, công ty SYNN Industrial của Đài Loan chịu mức thấp nhất 5,9%.
Bán phá giá là việc một quốc gia xuất khẩu hàng hóa với mức giá thấp hơn thị trường trong nước và dưới mức giá thành, đây là việc làm được cho là không công bằng trong thương mại quốc tế.
KADI đã tiến hành điều tra đối với thép cuộn và thép tấm cán nguội từ tháng 6/2011 dựa trên kiến nghị của Krakatau Steel - nhà sản xuất thép lớn nhất Indonesia. Công ty này cho biết đã bị thiệt hại đáng kể từ sự cạnh tranh của thép nhập khẩu được bán với giá thấp hơn trên thị trường trong nước. KADI ban đầu đề nghị mức thuế chống bán phá giá cao nhất trong trường hợp này tới 74%, nhưng sau đó đã lựa chọn cách tính thuế dựa trên một quy tắc thuế thấp hơn.
Chủ tịch KADI cho biết, quy tắc thuế thấp hơn đã được áp dụng để đảm bảo vừa bảo hộ một cách vừa đủ, vừa tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành sản xuất thép nội địa.
Tháng 10 năm ngoái, bộ Tài chính nước này đã áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn nóng từ Trung Quốc (10,47%), Singapore (12,33%), Ukraine (12,5%) theo đề xuất của KADI.
Nguồn Asianewsnet/Khampha