IMF “chỉ tên” những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng chậm lại và tình hình kinh tế giảm sút: Tăng trưởng GDP thực đã chậm lại trong 2 năm2012 - 2013 và dường như sẽ ổn định trong khoảng 5 - 5,5%.
"Kinh tế thế giới suy thoái đã góp phần vào kết quả này, tuy nhiên những mất cân đối trong nước vàsự kém hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng" - IMF nói.
Hiện nay, lĩnh vực xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đang hỗ trợ trực tiếp cho tăng trưởng. Cácdoanh nghiệp trong nước đang được cải thiện nhưng chưa có được một nền tảng vững chắc. Đặc biệt,lĩnh vực bất động sản hay một số ngân hàng yếu kém không tiếp cận được vốn trên thị trườngliên ngân hàng mà phải dựa vào tái cấp vốn và các hoạt động thị trường mở của NHNN để hỗ trợ thanhkhoản khi cần thiết.
Thâm hụt ngân sách lớn: Tăng trưởng chậm đã tạo hiệu ứng dây chuyền đối với thâm hụt ngân sách,biểu hiện là thâm hụt ngân sách đã tăng lên trong hai năm 2012 - 2013, đặc biệt trong năm 2013 dothu ngân sách không đạt dự toán (do nền kinh tế yếu và do giảm, giãn thuế).
Trong năm 2010 - 2011, thâm hụt ngân sách trung bình là 2% GDP nhưng đã tăng lên 4,75%GDP trong năm2012.
Với năm 2013, hụt thu ngân sách đặc biệt là hụt thu thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp có thểlên đến 1,75% GDP. Và việc cắt chi không theo kịp, thâm hụt ngân sáh được dự báo lên tới khoảng5,25% GDP.
Cải cách cơ cấu còn chậm: Tổ chức IMF cho rằng, khu vực DNNN và tài chính vẫn là nguồn gốccủa dự dễ tổn thương.
Nhận xét về quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, theo IMF hạn chế về dữ liệu và thách thứctrong khuôn khổ thanh tra và quy chế hiện hành đã không phản ánh đúng về thực trạng nợ xấu và tổngtài sản hiện nay của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu các DNNN, tập đoàn, tổng công ty còn khá nhiều hạn chế.
Triển vọng kinh tế toàn cầu yếu ớt: Theo báo cáo về Triển vọng kinh tế toàn cầu của IMF công bố vàohồi đầu tháng 10 vừa qua thì triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn ảm đạm. Triển vọng này có thể ảnhhưởng tới Việt Nam nhiều hơn và có thể dẫn đến việc dòng vốn ngoại "chảy" ra ngoài là suy yếu dựtrữ.
"Việt Nam ít có dư địa chính sách để đối phó vớ những cú sốc từ bên ngoài. Chính vì thếViệt Nam nỗ lực tái thiết các nguồn dự phòng trong và ngoài nước" - IMF nhấn mạnh.
Nguồn CafeF/Tri thức trẻ