Thứ Ba | 03/09/2013 09:22

Im lặng để hủy niêm yết, doanh nghiệp gây "sốc" cho cổ đông

Tuần qua, 2 doanh nghiệp niêm yết vẫn phải rời sàn vì điều tưởng chừng như rất dễ: công bố thông tin.

Công bố thông tin định kỳ là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức niêm yết. Cũng không quá khó khibáo cáo tài chính hàng quý, hàng năm doanh nghiệp vẫn phải làm. Nếu hoạt động kinh doanh diễn raxuôi chèo mát mái thì chuyện công bố thông tin cũng không quá khó với doanh nghiệp.

Thế nhưng, tuần qua, 2 doanh nghiệp niêm yết vẫn phải rời sàn vì điều tưởng chừng như rất dễ:công bố thông tin! Tất nhiên, không phải HNX muốn vậy. Sở đã nhắc nhở, cảnh cáo doanh nghiệptrước khi dùng đến mức án cuối cùng: buộc doanh nghiệp hủy niêm yết.

Khi lên sàn, doanh nghiệp hỏi xin ý kiến cổ đông, khi rời sàn với án bắt buộc, cổ đông bỗngnhiên bị sốc và không hề hay biết gì.

1 tuần, 2 doanh nghiệp hủy niêm yết bởi vi phạm nghiêm trọng công bố thôngtin

CIC-một công ty tạo công ăn việc làm cho hơn 120công nhân viên- trong mắt đa phần nhà đầu tư thì hoạt động kinh doanh của công ty hoàn toànbình thường khi vẫn giữ được doanh thu gần 80 tỷ đồng năm 2012. Bộ máy của công ty vẫn hoạt động đểtạo ra dòng tiền lớn như vậy thì dù thua lỗ 2 năm liên tiếp với mức lỗ chưa đầy 13 tỷ đồng cũngkhông có lý do gì để buông xuôi.

Tình hình của CIC với 46 tỷ đồng vốn đầu tư củachủ sở hữu, có 20 tỷ đồng thặng dư vốn thì việc lỗ chưa phân phối 11 tỷ đồng được cho rằng khôngquá bi đát so với hàng loạt doanh nghiệp khác trên sàn. Quá sớm để cho rằng đó là dấu chấm hết đểkhông cố gắng.

Thế nhưng, cái án CIC phải gánh và là nỗi buồn củanhà đầu tư là chuyện công ty bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm nghĩa vụ công bố thôngtin.

"Già đời" như TAS với trên dưới 4 năm niêm yết cũng bị hủy niêm yết do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, thuộc diện hủyniêm yết theo quy định. Phải nói thêm rằng, là một CTCK đã từng là đơn vị tưvấn cho không ít doanh nghiệp thì TAS vi phạm công bố thông tin chỉ có thể được lý giải bởi 2 từ:buông xuôi! Được biết, từ đầu năm 2013 đến nay, dù là công ty niêm yết, TAS chỉ công bố vỏn vẹn 2 bản tin vềviệc Tổng giám đốc bị khởi tố và bắt tạm giam từ hồi tháng 1/2013 và công văn thay đổi tổng giámđốc đề ngày 27/5 về thay đổi TGĐ có hiệu lực từ 6/5 và đăng tải trên HNX ngày 19/7.

Trăm sự đổ đầu cổ đông

Khổ nhất khi công ty bị hủy niêm yết chính là cổ đông và nhất là cổ đông nhỏ lẻ. Cổ phiếu trênsàn vốn dĩ đã mất giá khá nhiều và "cổ phiếu ruồi" càng ít cơ hội mua/bán. Hủy niêm yết, cổ đôngnhỏ lẻ coi như mất trắng tiền đầu tư bởi việc chuyển nhượng quá khó khăn.

Nếu bởi tình hình không thể cứu vãn thì chuyện hủy niêm yết chỉ là chuyện ngày một ngày hai vàlà chuyện cổ đông được chuẩn bị tinh thần trước thông qua các kỳ họp ĐHCĐ. Tuy nhiên, bị hủy niêmyết bởi lý do công bố thông tin thì thường là cổ đông bị bất ngờ. Bộ máy lãnh đạo công ty không làmtròn nghĩa vụ công bố khiến cổ đông bị vạ lây.

Số doanh nghiệp "bỏ bê" công bố thông tin ngày càng nhiều

Những tháng gần đây, thông tin nhà đầu tư "nhận" được nhiều nhất trên 2sở là: nhắc nhở, phạt, cảnh cáo vì doanh nghiệp chậm công bố thông tin. Số lượng công ty bị nhắcnhở phải đến mấy chục công ty: từ nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính đến nhắc nhở công bố thôngtin ký hợp đồng kiểm toán...

Thậmchí, mới gần đây, STT (Vận tải Sài Gòn Tourist); MIM; TDC... bị phạt hành chính vì vi phạm công bố thông tin.Việc bỏ bê công bốthông tin của doanh nghiệp không những có thể khiến doanh nghiệp bị phạt nặng mà còn khiến cổ đôngmất lòng tin vào doanh nghiệp. Những cú sốc do bỏ bê công bố thông tin đã quá nhiều và điều cổ đôngcần là lãnh đạo công ty cần sát sao hơn với những nghĩa vụ đối với thị trường, với cổ đông để cổđông không bị sốc như trường hợp của CIC hay TAS nêu trên.

Nguồn CafeF


Sự kiện