HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam đến các nước châu Á sẽ tăng hơn 15% giai đoạn 2013-2020
Khảo sát Chỉ số Tin cậy Thương mại của HSBC lần này bao gồm những dự đoán trong sáu tháng tới của 5.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại và tác động của ngoại hối đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Khảo sát được thực hiện vào giữa tháng 5 và 6 năm 2013 nhằm tìm hiểu kỳ vọng và dự cảm của các doanh nghiệp về hoạt động giao thương cũng như tăng trưởng kinh doanh trong sáu tháng tới.
Riêng về kết quả khảo sát của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ở mức khiêm tốn trong năm nay. Nhu cầu nội địa và xuất khẩu yếu ảnh hưởng đến mức độ tự tin của ngành công nghiệp. Dự báo năm 2014 - 2016 sẽ có sự hồi phục mạnh hơn khi lãi suất thấp hơn, hàng tồn kho giảm sẽ kích thích đầu tư nội địa. Xuất khẩu tăng lên và các cam kết FDI giá trị cao bắt đầu chảy vào Việt Nam.
Dù Chỉ số Tin cậy Thương mại (TCI) nửa đầu năm 2013 đạt thấp nhất trong vòng bốn năm qua, chúng tôi kỳ vọng giao thương sẽ dần khảo sắc trở lại vào nửa sau năm 2013. Gần một nữa doanh nghiệp được hỏi trong khảo sát về Chỉ số Tin cậy Thương mại cho rằng khối lượng giao thương sẽ được cải thiện trong nửa cuối 2013.
Chính phủ cam kết hiện đại nền kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong 20 năm tới, tỷ lệ nhập khẩu liên quan đến cơ sở hạn tầng sẽ tăng hơn một nữa, đa phần sẽ là đầu tư vào máy móc và thiết bị.
Triển vọng về dài hạn khá khả quan. Với vị trí vững mạnh của ngành công nghiệp giày dép, may mặc và thị trường trang thiết bị thông tin và viễn thông, Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng mức tăng trưởng trong dài hạn là 5% một năm.
Nguồn: HSBC.
Nguồn HSBC/Dân Việt