Thứ Ba | 02/10/2012 08:28
HSBC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 xuống 5%
Theo HSBC, sự suy giảm kinh tế là cơ hội để thực hiện tái cấu trúc môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động đầu tư công.
Theo báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam có tiêu đề "Dấu hiệu phục hồi đang quay trở lại", HSBC dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn thấp hơn mức xu hướng và có khả năng ở mức 5% cho cả năm 2012, giảm so với mức dự báo tăng trưởng 5,1% đưa ra hồi tháng 5 và 5,7% của đầu năm.
Theo HSBC, sự suy giảm kinh tế được xem là cơ hội để chỉnh đốn những yếu kém về mặt cấu trúc như môi trường kinh doanh còn cồng kềnh, các doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động đầu tư công thiếu hiệu quả.
Với thiện chí của Chính phủ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để có được một môi trường kinh tế vĩ mô dễ quản lý hơn, HSBC hy vọng đây sẽ là dấu hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Những số liệu báo cáo mới nhất cũng chỉ ra rằng sản lượng sản xuất đã ổn định, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành Sản xuất Việt Nam (PMI) của HSBC trong tháng 9 đã đạt mức gần 50 điểm, hoạt động xuất khẩu phục hồi, cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đã dương, lạm phát chỉ ở mức một con số, đồng Việt Nam về cơ bản duy trì sự ổn định, tăng trưởng kinh tế quý III/2012 đạt 5,4% nhờ vào khối dịch vụ tăng mạnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng vừa đệ trình một kế hoạch để thành lập công ty mua bán nợ với kỳ vọng giải quyết nợ xấu và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế.
"Sắp tới, chúng tôi hy vọng một sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong quý IV/2012 nhờ sự tăng trưởng tín dụng cũng như khả năng phục hồi nhanh của xuất khẩu Việt Nam", HSBC đánh giá.
Tổ chức này khuyến nghị, ưu tiên trọng tâm trong lúc này là ổn định môi trường kinh tế vĩ mô nhằm khôi phục niềm tin cho công chúng và các nhà đầu tư. Đồng thời, Việt Nam cần đề ra lộ trình nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu và xây dựng một chiến lược rõ ràng hơn để thực hiện các bước tiếp theo của tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
Trước đó, trong phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận xét, tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ khoảng 5,2%, thấp hơn con số 5,5% mà Bộ trưởng đã đưa ra trong phiên họp tháng 8.
Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được Quốc hội phê duyệt là từ 6 - 6,5%, mục tiêu này được Chính phủ nhận định khó có khả năng đạt được. Năm 2013, Chính phủ dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng 6%.
Theo HSBC, sự suy giảm kinh tế được xem là cơ hội để chỉnh đốn những yếu kém về mặt cấu trúc như môi trường kinh doanh còn cồng kềnh, các doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động đầu tư công thiếu hiệu quả.
Với thiện chí của Chính phủ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để có được một môi trường kinh tế vĩ mô dễ quản lý hơn, HSBC hy vọng đây sẽ là dấu hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Những số liệu báo cáo mới nhất cũng chỉ ra rằng sản lượng sản xuất đã ổn định, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành Sản xuất Việt Nam (PMI) của HSBC trong tháng 9 đã đạt mức gần 50 điểm, hoạt động xuất khẩu phục hồi, cán cân thương mại từ đầu năm đến nay đã dương, lạm phát chỉ ở mức một con số, đồng Việt Nam về cơ bản duy trì sự ổn định, tăng trưởng kinh tế quý III/2012 đạt 5,4% nhờ vào khối dịch vụ tăng mạnh.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng vừa đệ trình một kế hoạch để thành lập công ty mua bán nợ với kỳ vọng giải quyết nợ xấu và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế.
"Sắp tới, chúng tôi hy vọng một sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong quý IV/2012 nhờ sự tăng trưởng tín dụng cũng như khả năng phục hồi nhanh của xuất khẩu Việt Nam", HSBC đánh giá.
Tổ chức này khuyến nghị, ưu tiên trọng tâm trong lúc này là ổn định môi trường kinh tế vĩ mô nhằm khôi phục niềm tin cho công chúng và các nhà đầu tư. Đồng thời, Việt Nam cần đề ra lộ trình nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu và xây dựng một chiến lược rõ ràng hơn để thực hiện các bước tiếp theo của tiến trình công nghiệp hóa đất nước.
Trước đó, trong phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ tháng 9, Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận xét, tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ khoảng 5,2%, thấp hơn con số 5,5% mà Bộ trưởng đã đưa ra trong phiên họp tháng 8.
Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được Quốc hội phê duyệt là từ 6 - 6,5%, mục tiêu này được Chính phủ nhận định khó có khả năng đạt được. Năm 2013, Chính phủ dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng 6%.
Nguồn Khampha/HSBC