Thứ Hai | 04/06/2012 10:39
HSBC hạ dự báo lạm phát Việt Nam 2012 xuống 5,4%
Con số này thấp hơn mức dự báo 7,2% đưa ra tháng 5. HSBC cho rằng, năm sau lạm phát khó có thể tăng nhanh do nhu cầu vẫn còn khá thấp.
Theo báo cáo triển vọng thị trường Việt Nam tháng 6 của HSBC, ổn định giá cả từng là một nhiệm vụ bất khả thi đối với Việt Nam do tình trạng nới lỏng tín dụng. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng từ tháng 9/2010 đến tháng 11/2011 khi tăng trưởng tín dụng đạt mức 27,7% vào năm 2010 và đồng nội tệ mất giá đến 8,5% vào tháng 2/2011, dẫn đến lạm phát đã tăng gần 2% trong suốt thời kỳ đó.
Chính phủ đã phản ứng lại tình trạng trên bằng việc thắt chặt tăng trưởng tín dụng thông qua việc tăng lãi suất và áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách để quy định việc kinh doanh vàng cũng như đồng ngoại tệ. Những biện pháp đó đã kiềm chế thành công lạm phát bằng việc kéo giảm nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu về vàng và đô la Mỹ.
Kết quả, lạm phát đã giảm còn một con số lần đầu tiên trong suốt hai năm qua. Tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,78% so với cuối năm 2011. HSBC dự báo, chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 sẽ chỉ tăng 5,4% - mức thấp nhất trong 9 năm qua. Sang năm 2013, ngân hàng này cho rằng, lạm phát khó có thể tăng nhanh trở lại do nhu cầu vẫn còn khá thấp.
Cụ thể, sản xuất công nghiệp cũng như bán lẻ dịch vụ đều giảm tương ứng từ 7,2% và 25,1% vào tháng 4 xuống còn 6,8% và 20% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai chỉ số này chứng tỏ nhu cầu tại Việt Nam vẫn còn thấp mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để nới lỏng chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng.
Chỉ số PMI ngành sản xuất tại Việt Nam của ngân hàng HSBC trong tháng 5 cũng phản ánh môi trường kinh doanh khó khăn tại đây. Chỉ số này đã giảm từ mức 49,5 điểm trong tháng 4 xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5.
Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất yếu đã làm giảm đáng kể tình trạng nhập siêu. Tính từ đầu năm đến nay, tăng trưởng nhập khẩu chỉ ở mức 6,2% trong khi mức tăng trưởng tích lũy cho xuất khẩu là 24,3%.
Nhu cầu thấp đã kéo giảm lực cầu nhập khẩu xăng dầu xuống còn 13,4% từ đầu năm đến nay. Nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, nguyên liệu may mặc, máy móc và linh kiện dự phòng cũng giảm xuống còn khoảng 5% tính từ đầu năm đến nay - mức tăng thấp so với mức tăng trưởng hai con số trong năm ngoái.
Tuy nhiên trong tháng 5, nhập khẩu đã khôi phục và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái sau hai tháng giảm sút. Xét về xu hướng, nhiều khả năng nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trở lại trong những tháng tới do nhu cầu tiêu thụ và sản xuất dần hồi phục.
HSBC dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam quý II đạt 4,8%, quý III ở mức 5,4%, quý IV là 5,7% và cả năm sẽ đạt 5,1%. Thâm hụt cán cân thương mại năm 2012 dự kiến chiếm 6,1% GDP, từ mức 9,8% GDP năm 2011.
Cùng với sự sụt giảm chỉ số tăng trưởng và các ngành công nghiệp hoạt động không tốt, vấn đề nợ xấu hiện là tâm điểm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể đã tăng từ 2,2% năm 2010 lên 3,6% năm 2011 và có xu hướng tăng cao hơn.
Để cải thiện tính minh bạch, Thủ tướng dự kiến khoảng hai tuần nữa sẽ thông qua một điều luật yêu cầu các công ty quốc doanh phải công khai trên mạng các thông tin tài chính bao gồm doanh số, lợi nhuận, thua lỗ, nợ, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, quản lý tiền tệ và các hạn mức lương. Dự kiến quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào nửa cuối năm 2012.
Thêm vào đó, Chính phủ cũng có quyết tâm cao trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng. Ba ngân hàng đã được sáp nhập đang trong giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch cải cách. Tuy nhiên, liệu những biện pháp này có đạt được tiến độ tốt hay không thì phải cần thêm thời gian quan sát, nhóm phân tích của HSBC nhận xét.
"Việc ưu tiên ổn định nền kinh tế vĩ mô và cải thiện chất lượng tăng trưởng là bước đi mới nhất của Chính phủ. Chúng tôi tin những nỗ lực cải cách này cộng với nhiều biện pháp khác nữa trong tương lai sẽ rất cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trên những nền tảng thuận lợi của mình", báo cáo cho hay.
Chính phủ đã phản ứng lại tình trạng trên bằng việc thắt chặt tăng trưởng tín dụng thông qua việc tăng lãi suất và áp dụng nhiều biện pháp quản lý khác. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách để quy định việc kinh doanh vàng cũng như đồng ngoại tệ. Những biện pháp đó đã kiềm chế thành công lạm phát bằng việc kéo giảm nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu về vàng và đô la Mỹ.
Lạm phát đã giảm đáng kể Sản xuất công nghiệp giảm |
Cụ thể, sản xuất công nghiệp cũng như bán lẻ dịch vụ đều giảm tương ứng từ 7,2% và 25,1% vào tháng 4 xuống còn 6,8% và 20% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai chỉ số này chứng tỏ nhu cầu tại Việt Nam vẫn còn thấp mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để nới lỏng chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng.
Chỉ số PMI ngành sản xuất tại Việt Nam của ngân hàng HSBC trong tháng 5 cũng phản ánh môi trường kinh doanh khó khăn tại đây. Chỉ số này đã giảm từ mức 49,5 điểm trong tháng 4 xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5.
Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất yếu đã làm giảm đáng kể tình trạng nhập siêu. Tính từ đầu năm đến nay, tăng trưởng nhập khẩu chỉ ở mức 6,2% trong khi mức tăng trưởng tích lũy cho xuất khẩu là 24,3%.
Nhu cầu thấp đã kéo giảm lực cầu nhập khẩu xăng dầu xuống còn 13,4% từ đầu năm đến nay. Nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, nguyên liệu may mặc, máy móc và linh kiện dự phòng cũng giảm xuống còn khoảng 5% tính từ đầu năm đến nay - mức tăng thấp so với mức tăng trưởng hai con số trong năm ngoái.
Tuy nhiên trong tháng 5, nhập khẩu đã khôi phục và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái sau hai tháng giảm sút. Xét về xu hướng, nhiều khả năng nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trở lại trong những tháng tới do nhu cầu tiêu thụ và sản xuất dần hồi phục.
HSBC dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam quý II đạt 4,8%, quý III ở mức 5,4%, quý IV là 5,7% và cả năm sẽ đạt 5,1%. Thâm hụt cán cân thương mại năm 2012 dự kiến chiếm 6,1% GDP, từ mức 9,8% GDP năm 2011.
Cùng với sự sụt giảm chỉ số tăng trưởng và các ngành công nghiệp hoạt động không tốt, vấn đề nợ xấu hiện là tâm điểm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể đã tăng từ 2,2% năm 2010 lên 3,6% năm 2011 và có xu hướng tăng cao hơn.
Để cải thiện tính minh bạch, Thủ tướng dự kiến khoảng hai tuần nữa sẽ thông qua một điều luật yêu cầu các công ty quốc doanh phải công khai trên mạng các thông tin tài chính bao gồm doanh số, lợi nhuận, thua lỗ, nợ, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, quản lý tiền tệ và các hạn mức lương. Dự kiến quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào nửa cuối năm 2012.
Thêm vào đó, Chính phủ cũng có quyết tâm cao trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng. Ba ngân hàng đã được sáp nhập đang trong giai đoạn đầu thực hiện kế hoạch cải cách. Tuy nhiên, liệu những biện pháp này có đạt được tiến độ tốt hay không thì phải cần thêm thời gian quan sát, nhóm phân tích của HSBC nhận xét.
"Việc ưu tiên ổn định nền kinh tế vĩ mô và cải thiện chất lượng tăng trưởng là bước đi mới nhất của Chính phủ. Chúng tôi tin những nỗ lực cải cách này cộng với nhiều biện pháp khác nữa trong tương lai sẽ rất cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trên những nền tảng thuận lợi của mình", báo cáo cho hay.
Nguồn DVT