Thanh Hằng Thứ Tư | 10/01/2018 14:58

HSBC dự báo GDP năm 2018 tăng 6,5%

HSBC dự báo năm 2018, GDP Việt Nam giảm nhẹ về 6,5%, CPI tăng nhẹ lên 3,7%, tỉ giá gần như ổn định ở 22.900 USD/VND.

Theo phân tích của HSBC, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2017 nhờ sự đóng góp cộng hưởng của cầu nội địa và xuất khẩu. Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ việc phối hợp mở rộng cơ sở công nghiệp kết hợp với chính sách để thúc đẩy cầu nội địa.

HSBC du bao GDP nam 2018 tang 6,5%
 

Đúng như dự báo từ đầu năm 2017 là xuất khẩu hàng điện tử sẽ hỗ trợ tăng trưởng trong năm của các nước ASEAN, các nước đã hưởng lợi từ chuỗi cung ứng của cả Apple và Samsung. Nói rộng hơn thì chuỗi cung ứng ASEAN được chia như sau: Singapore sở hữu những xưởng bán dẫn để sản xuất chip thật (là nhà sản xuất của thế hệ chip tiếp theo lớn thứ 3 ở châu Á, sau Đài Loan và Hàn Quốc), đóng góp 1,1 điểm phần trăm tăng trưởng (33%) trong tăng trưởng 3,5% năm 2017 của Singapore.

Trong khi đó, công ty tại Philippines, Malaysia và Thái Lan có xu hướng tham gia vào khâu thử nghiệm chip và lắp ráp. Cuối cùng là Việt Nam, quốc gia hoạt động như là nhà lắp ráp cuối cùng điện thoại thông minh và màn hình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút lượng FDI đáng kể từ nhà sản xuất Hàn Quốc như Samsung và LG. ASEAN đã hưởng lợi lớn từ nhu cầu linh kiện của Trung Quốc, khi phần lớn linh kiện điện tử xuất khẩu của khu vực đều hướng đến Trung Quốc. Ví dụ, sản xuất từ nhà máy OLED mới của LG ở miền bắc Việt Nam để dành cho thị trường Trung Quốc.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) kỳ vọng lạm phát 2018 thấp hơn 4%, HSBC dự báo lạm phát được đăng ký ở 3,7%. Mức lạm phát này tăng nhẹ so với năm 2017, nhưng không đủ để làm ngân hàng trung ương quan tâm. Chi phí sức khoẻ tăng sẽ tiếp tục là động lực chính đẩy lạm phát, nhưng giá dầu và thực phẩm cao sẽ tạo ra khoảng cách và rủi ro tăng lên CPI.

Vì vậy, HBSC tin rằng chính sách tiền tệ hiện tại của SBV là tâm điểmtrong bối cảnh không chắc chắn trong năm nay. Điều này có nghĩa là SBV sẽ duy trì sự thận trọng, tránh việc nới lỏng không cần thiết vì sợ lạm phát gia tăng và tăng trưởng tín dụng trong khi cũng cẩn thận trong việc siết chặt để tránh việc làm chậm lại nền kinh tế.

Do không có khoảng đệm tài khoá lớn, Việt Nam cần tăng tốc trong việc củng cố tình hình tài khoá để an toàn trong giới hạn nợ công trong những năm tới. Sự cần thiết phải cải cách tài khoá là áp lực lớn nhất ở Việt Nam, nơi chính phủ có thể đụng trần nợ công 65% vào năm tới, bởi vì sự sụt giảm nguồn thu từ thuế. Tích cực thì HSBC kỳ vọng cổ phần hoá DNNN sẽ diễn ra nhanh hơn trong 2018 và các biện pháp cải cách trợ cấpbổ sung để kiềm chế chi tiêu của chính phủ. Chính phủ hướng đến mục tiêu thâm hụt tài khoá ở 3,7% GDP trong 2018 từ mức 3,5% trong 2017.

Năm 2017, Việt Nam thu hút dòng vốn FDI vào 13 triệu USD, vượt qua Indonesia, vốn có lịch sử thu hút FDI lớn hơn nhiều. Không quá chịu áp lực về chính trị như các nước láng giềng, Việt Nam sẽ chỉ tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 13 tiếp theo vào năm 2021.

Năm nay là năm quan trọng trong việc giảm thuế, khi những quốc gia ít phát triển hơn ở ASEAN (Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam) sẽ giảm các dòng thuế bổ sung, là một phần của cam kết hoàn thiện trong AEC gốc. Ví dụ, theo ASEAN Trade in Goods Agreement (ATIGA), Việt Nam sẽ xoá bỏ 700 dòng thuế bổ sung áp dụng cho hàng nhập khẩu ASEAN vào 01.01.2018, sẽ mang tổng số dòng thuế bị xoá bỏ của quốc gia lên khoảng 97% từ mức 90% trong 2015. Điều này cũng sẽ mang những dòng thuế đã bị xoá bỏ của quốc gia phù hợp với phần còn lại của ASEAN-5.

Giảm thuế là một trong những thành tựu lớn nhất của ASEAN, và điều này chứng minh lợi ích trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài cũng như hợp nhất nhà sản xuất của ASEAN vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này một phần giải thích tăng trưởng của giao dịch nội khối ASEAN trong sự phục hồi toàn cầu năm 2017.

Tuy nhiên, điều này cũng có tác động tài khoá đáng kể đến chính phủ, đặc biệt trong những mặt hàng lớn được trao đổi. Ví dụ Việt Nam lên kế hoạch bỏ thuế nhập khẩu xe hơi từ những nước ASEAN từ 2018, đang chịu thuế nhập khẩu đến 50% chỉ trong 2015. Theo Bộ Tài chính, thất thu ngân sách vì FTA từ 2018 đến 2020 sẽ lần lượt vào khoảng 30,2 ngàn tỉ đồng, 36,3 ngàn tỉ đồng và 44 ngàn tỉ đồng, chiếm khoảng 2-3% doanh thu của Chính phủ.

Tuy nhiên HSBC lạc quan Việt Nam sẽ không vi phạm ngưỡng nợ công tự đặt ra 65% GDP trong năm 2018 nhờ vào tình hình tăng trưởng GDP ổn định và nỗ lực của chính phủ để sửa chữa bản cân đối.

HSBC du bao GDP nam 2018 tang 6,5%