Thứ Sáu | 30/03/2012 11:54

Hơn 90% doanh nghiệp thủy sản có nhu cầu vay vốn khẩn cấp trong quý 2/2012

Mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất là 500 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nuôi cá tra...
Theo Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (Vasep), ngay từđầu năm nay, doanh nghiệp thủy sản đã gặp rất nhiều khó khăn, trong đó trước mắtlà thiếu vốn trầm trọng hoặc ít có khả năng tiếp cận vốn mà không được hỗ trợ vốnkịp thời đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất.

Cũng theo cơ quan này, có nhiều ý kiến phản ánh của doanhnghiệp thủy sản, trong đó có hơn 90% số doanh nghiệp mong muốn được tăng hạn mứcvay vốn, mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất lên đến 1.400 tỷ đồng nhằm mụcđích bổ sung vốn lưu động cho chế biến cá tra xuất khẩu, cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, xuất khẩu, nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăncho vùng nuôi.

Có đến 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấptrong quý 2, trong đó mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất là 500 tỷ đồng đểbổ sung vốn lưu động cho thu mua nguyên liệu sản xuất, thức ăn cho vùng nuôi vàcho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nuôi cá tra, xuất khẩu bột cá, mỡ cá.

53,85% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt độngphát triển với mức thấp nhất là 2 tỷ đồng và cao nhất là 300 tỷ đồng để bổ sungđầu tư cho vùng nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữ, bổ sung năng lựccấp đông, đồng bộ cán cân tự động và các thiết bị phụ trợ, vốn trung hạn cho hoạtđộng xuất khẩu, xây nhà máy thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấpnhà xưởng, thiết bị.

Nguồn Vasep/CafeF


Sự kiện