Hội nhập: Động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngân hàng
Một trong những mục tiêu trung hạn quan trọng Ngân hàng TMCP Công thương VN - VietinBank CTG hướng tới là trở thành ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản tầm cỡ trong khu vực vào năm 2017. Năm 2015 chính là năm bản lề để thực hiện mục tiêu này, TS. Lê Đức Thọ - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc VietinBank đã chia sẻ mục tiêu kinh doanh cũng như động lực đổi mới của Ngân hàng trong năm nay.
Xin ông cho biết kế hoạch, mục tiêu quan trọng nhất của VietinBank trong năm 2015?
VietinBank đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng thương mại (NHTM) trụ cột của Ngành Ngân hàng, đóng vai trò nòng cốt, chủ lực trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. VietinBank không ngừng đổi mới, hiện đại hóa về tổ chức và hoạt động trên phạm vi toàn hệ thống, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, phát triển an toàn hiệu quả, bền vững, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động.
TS. Lê Đức Thọ - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc VietinBank |
VietinBank sẽ tập trung nguồn lực, quyết liệt thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại với 6 lĩnh vực chính là nguồn lực tài chính; mô hình hoạt động; hệ thống quản trị điều hành; mạng lưới kênh phân phối; công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng và nguồn nhân lực.
Năm 2015, VietinBank triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh trung hạn, trong đó đặt mục tiêu xây dựng VietinBank trở thành ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản tầm cỡ trong khu vực vào năm 2017. VietinBank phấn đấu chiếm lĩnh vị trí thị phần số 1 phân khúc khách hàng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu số 1 về ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, VietinBank đẩy mạnh hoạt động thanh toán và cung cấp đa dạng danh mục sản phẩm dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu hoạt động và cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng thu ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập hoạt động của ngân hàng. VietinBank không ngừng đổi mới để phát triển với phương châm hướng đến khách hàng trên mọi phương diện hoạt động kinh doanh và quản lý. Mục tiêu năm 2015 của VietinBank gồm tổng tài sản tăng tối thiểu 15%; nguồn vốn huy động tăng 13 - 15%; dư nợ tín dụng tăng 13 - 15%; tỷ lệ nợ xấu <3%; lợi="" nhuận="" trước="" thuế="" tương="" đương="" hoặc="" cao="" hơn="" so="" với="" năm="">3%;>< p="">
Đi đôi với tăng trưởng về quy mô, VietinBank đồng thời kiểm soát chặt chẽ quá trình hoạt động, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, tiếp tục thúc đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu. VietinBank tích cực tham gia quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thực hiện kế hoạch hợp nhất, sáp nhập ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển của VietinBank và các quy định của pháp luật.
Quan điểm của ông về vấn đề sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam như thế nào?
Tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ thống kinh tế Việt Nam. Trong đó, việc sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam là giải pháp cần thiết và có tính tất yếu để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Xu hướng ngân hàng nhỏ, yếu sáp nhập với ngân hàng lớn có năng lực tài chính tốt thực tế đang diễn ra khá sôi động và dự báo quá trình này sẽ tiếp diễn với tốc độ cao hơn trong năm 2015 và thời gian tới đây.
VietinBank đã được chấp thuận lập ngân hàng 100% vốn tại Lào
Năm 2015 là bước chuyển quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Nếu giai đoạn 2012 - 2014 được coi là bước đi ban đầu, khắc phục những mắt xích yếu kém nhất, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ thì năm 2015 là năm tạo ra đột phá mới trong tái cơ cấu ngân hàng. Mục tiêu là cần xử lý triệt để những yếu kém còn tồn tại để tạo nền tảng phát triển bền vững hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.
Thực tế cho thấy, nhóm ngân hàng sáp nhập giai đoạn trước 2015 đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động, như huy động vốn, thanh khoản, xử lý nợ, cho vay, hiệu quả kinh doanh.
Thêm vào đó, năm 2015 đánh dấu bước tiến quan trọng khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economics Community - AEC) chính thức được triển khai. Quá trình này sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới về mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp, các NHTM giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Tuy nhiên các doanh nghiệp và NHTM của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Chúng tôi cho rằng cơ hội và thách thức là đan xen và chính áp lực đó sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và NHTM Việt Nam.
Mối quan hệ gắn kết hơn của các quốc gia trong ASEAN được VietinBank tận dụng thế nào, thưa ông?
Theo kế hoạch, AEC sẽ có hiệu lực trong năm 2015. AEC cho phép tự do hóa lưu chuyển lao động, vốn và hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN. Việc hội nhập sâu rộng này tạo ra nhiều cơ hội đối với VietinBank nói riêng về hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
VietinBank và BTMU đã thành lập Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Chiến lược để triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác
Như tôi đã nêu, việc hình thành AEC cho phép các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế gia tăng cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phát triển mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, tạo cơ sở quan trọng cho các ngân hàng có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng các nhu cầu tài chính và dịch vụ ngân hàng. Cơ hội này đòi hỏi các NHTM phải tận dụng để phát triển mạnh về quy mô, đa dạng hóa dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, việc hội nhập đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về quản trị hoạt động, quản trị rủi ro, là động lực thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu, hội nhập thành công cho các NHTM Việt Nam.
Đặc biệt, như tôi đã nói chính sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường sẽ là động lực buộc các ngân hàng trong nước phải tăng cường hợp tác, sáp nhập, hợp nhất, tái cấu trúc, đổi mới hoạt động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí của mình trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là tầm vóc mới của ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, sau tái cơ cấu sẽ được nâng lên mạnh mẽ cả về lượng và chất, không những sẽ giúp kiểm soát, bảo vệ, tăng trưởng được thị phần trong nước, mà còn là cơ sở để phát triển kinh doanh ra các nước khác trong khối, góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển bền vững. Rõ ràng đây thực sự là cơ hội cho Ngành Ngân hàng Việt Nam thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ; nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, cơ hội thành công. Đồng thời đây cũng là cơ hội quan trọng cho VietinBank trong việc thực hiện tốt chiến lược phát triển mạnh mẽ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn Vietstock