Thứ Hai | 01/09/2014 14:06

Hoán đổi tiền tệ, công cụ điều tiết của ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương có thể tận dụng hoán đổi tiền tệ để điều tiết thị trường trong khi doanh nghiệp tận dụng để huy động nguồn vốn rẻ.
Hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. Tuy nhiên do sự biến động của một số nhân tố như lãi suất, tỉ giá mà khi kết thúc hợp đồng có thể sẽ có bên lãi và bên lỗ.

Hoán đổi tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10 năm hoặc hơn. Hai bên có thực hiện hoán đổi tiền tệ với lãi suất giao ngay hoặc lãi suất kỳ hạn (một thời điểm ấn định trong tương lai).

Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng hoán đổi tiền tệ không được coi là một khoản vay, do đó không phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi tiền tệ (nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn.

Về khía cạnh vĩ mô, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ là công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước điều tiết thị trường tiền tệ, cân bằng nhu cầu nội tệ, ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.

Về phía doanh nghiệp, đây là phương thức giúp một công ty có thể huy động được vốn với lãi suất thấp hơn, rẻ hơn so với thị trường tiền mặt (ví dụ như phát hành trực tiếp trái phiếu ngoại tệ). Ngoài ra, ưu điểm của hình thức này đó là có thể hoán đổi với hạn mức tín dụng lớn hơn là đi vay thông thường.

d

Ví dụ, công ty X của Mỹ phát hành một lượng trái phiếu trị giá 100 triệu Bảng sang Anh, với lãi suất cố định là 6%/6 tháng. Lý do là một số nhà đầu Anh đang có một lượng vốn bằng đồng Bảng, muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ và cần tìm những công ty như X, vì vậy họ sẵn sàng mua trái phiếu của X với mức lợi suất thấp hơn các nhà đầu tư Mỹ(8%).

Công ty X đã huy động được số vốn 100 triệu Yên, tuy nhiên hoạt động chủ yếu của công ty này là tại Mỹ và thực hiện bằng USD, cho nên X lại tiếp tục tham gia vào một hợp đồng SWAP tiền tệ với ngân hàng Y. Hợp đồng này gần giống như X cho Y vay 100 triệu Yên còn Y cho X vay số tiền tương đương bằng USD. X đổi ngay 100 triệu Yên ra USD theo tỉ giá thị trường, nhận tiền lãi như tiền lãi của một khoản tiền gửi bằng Bảng vào cùng ngày mà họ phải thanh toán cho các nhà đầu tư Nhật Bản, đồng thời phải trả lãi cho khoản tiền chuyển đổi tương đương bằng USD.

Đến ngày đáo hạn hai bên sẽ hoán đổi ngược lại, X nhận lại 100 triệu Yên, Y nhận lại USD. Nhờ sự kết hợp 2 hoạt động này mà trong khoảng thời gian 6 tháng, công ty X đã huy động được một lượng vốn lớn với lãi suất thấp hơn huy động từ các nhà đầu tư Mỹ.
Hoán đổi tiền tệ khác hoán đổi lãi suất như thế nào?

Về cơ bản hoán đổi tiền tệ tương tự như hoán đổi lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là hoán đổi tiền tệ được thực hiện giữa hai đồng tiền khác nhau còn hoán đổi lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, nếu như trong hoán đổi lãi suất, khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao, hai bên chỉ hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa của hợp đồng, thì trong hoán đổi tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu hoán đổi và lúc kết thúc hoán đổi.

Ví dụ, BNP Paribas HCM có nhu cầu vay VNĐ nhưng lại không có lợi thế bằng việc BNP tự đi vay USD. Ví dụ BNP có thể vay USD ở mức 3%/ năm trong khi phải đi vay VNĐ với lãi suất 15%/năm.

Vietinbank có nhu cầu vay USD nhưng lại không có lợi thế. VietinBank có thể vay VNĐ với lãi suất 9%/năm nhưng phải đi vay USD với lãi suất 6%/năm.

Vì vậy, VietinBank và BNP làm 1 hợp đồng hoán đổi lãi suất như sau: VietinBank đi vay VNĐ với lãi suất 9%/năm và BNP đi vay USD với lãi suất 3%/năm rồi hoán đổi cho nhau. Định kỳ trả lãi, VietinBank sẽ trả lãi tiền USD cho BNP và BNP trả lãi VNĐ cho VietinBank. Đến hết hạn hợp đồng thì hai bên sẽ trao đổi gốc cho nhau.

Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ tại ngân hàng Việt Nam

Ở VN, giao dịch hoán đổi ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày 10/01/1998. Tuy nhiên, mãi đến năm 2003, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất mới chính thức được cho phép thực hiện trên thị trường VN.

Song song với thực hiện kinh doanh tiền tệ phục vụ đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ với khách hàng, một số NHTM Việt Nam đã thực hiện kinh doanh ngoại tệ tự doanh (VCB, Eximbank, BIDV, ACB, Nam Á, Techcombank, Agribank, Quân đội, Sacombank...) và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong đó có dịch vụ hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.

a

Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các công cụ này tại Việt Nam. Một số hạn chế về sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua như: Giao dịch mua bán ngoại tệ chủ yếu là giao ngay; Số lượng NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn quá ít dẫn đến doanh số thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 10%; Một số NHTM triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ thiếu sự kiểm soát dẫn đến tổn thất lớn.

s

Nguồn Theo DVO


Sự kiện