Hỗ trợ tài chính “chắp cánh” cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế mở, nhất là đối với các quốc gia đang trên đường hội nhập như Việt Nam. Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu và khu vực có những dấu hiệu chững lại và suy giảm, nhiều biện pháp được thực hiện nhằm thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu. Ưu đãi tài chính cũng là một trong những điểm thiết yếu giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu - triển vọng và khó khăn
Kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Năm 2016, Việt Nam đã có quan hệ thương mại hàng hóa với 240 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có trên 29 thị trường xuất khẩu, 19 thị trường nhập khẩu.
Số liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt gần 233,52 tỉ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 115,22 tỉ USD, tăng 18,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 118,3 tỉ USD, tăng 17,7%. Tuy nhiên, ngoài những triển vọng khả quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đang gặp phải nhiều trở ngại.
Nhận định tại hội nghị tổng kết ngành, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu trong năm 2016 còn gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị tại các thị trường chủ lực làm giảm nhu cầu tiêu dùng, kéo theo giá giảm. Điển hình là nhóm hàng nông, thủy sản, nhiên liệu và khoáng sản. Trong khi đó, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn kém, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế, hoạt động sản xuất phân tán, công nghệ lạc hậu...
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu được ưu đãi toàn diện
Sự phát triển của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chung tay cùng những chính sách ưu đãi doanh nghiệp của nhà nước, nhiều ngân hàng đã và đang cung cấp các giải pháp về tài chính cùng các dịch vụ đi kèm nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể dễ dàng thanh toán cho các đối tác quốc tế, giảm các chi phí giao dịch cho các đơn hàng, đặc biệt trong những tháng cao điểm cuối năm.
Đơn cử Maritime Bank vừa giới thiệu ra thị trường Giải pháp giao dịch trọn gói với ưu đãi hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng. Chỉ cần chọn gói thanh toán 1 lần phí giao dịch, doanh nghiệp sẽ được giảm ngay 30% tổng tiền phí tính trên mức phí của kỳ trước đó và không giới hạn số lần giao dịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ nhận được hỗ trợ vốn lên đến 90% giá trị hợp đồng xuất khẩu và 100% giá trị hợp đồng nhập khẩu với lãi suất linh hoạt, cạnh tranh.
Đặc biệt từ nay đến hết ngày 31.12.2017, các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới của Maritime Bank sẽ được nhận các mức ưu đãi “khủng” như: giảm từ 30-50% phí dịch vụ L/C, 30% phí chuyển tiền quốc tế, phí thanh toán trong nước giảm 50%, lãi suất cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cũng sẽ được giảm tối đa 2,5%/năm.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Đức cho biết: “Để cạnh tranh và tồn tại được tại thị trường khó tính như Đức, chúng tôi phải liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì. Các thị trường mới nổi, nhân công rẻ hơn đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Do đó, tôi cần sự hỗ trợ tối đa về tài chính, giúp doanh nghiệp không bị “cạn vốn” và đứng vững trên thị trường quốc tế”.
Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán thương mại của Maritime Bank đang ngày càng nhận được sự tín nhiệm cao hơn từ khách hàng doanh nghiệp và giới chuyên môn. Mới đây, Maritime Bank đã được Tạp chí Tài chính hàng đầu thế giới Global Finance vinh danh là 1 trong 30 ngân hàng tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017. Giải thưởng là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Maritime Bank trong việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.