Hành trình DDM từ khi lên sàn đến khi hủy niêm yết
Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ DDM là 28,6 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2008 là 46,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2009, lợi nhuận giảm mạnh xuống còn 715 triệu đồng.
Tiếp đó, DDM báo lỗ hơn 74 tỷ đồng năm 2010 và số lỗ của DDM có thể nhiều hơn nếu không có nguồn lãi bổ sung từ khoản tiền chênh lệch giá. Trong năm 2010 một số sự cố, tai nạn hàng hải cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Ngày 6/4/2011, cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo do kinh doanh thua lỗ trong năm 2010.
Ngày 20/8/2011, Báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam dưới sự bảo trợ Văn phòng Chủ tịch nước được công bố. Trong đó, DDM bị đánh giá là một trong 7 doanh nghiệp được xếp hạng C - doanh nghiệp loại yếu kém.
Ngày 12/10/2012, DDM triệu tập Đại hội cổ đông bất thường năm 2012 về việc bán tàu container Đông Du và Đông Mai. Theo tính toán của DDM, tổng lỗ lũy kế của 2 tàu này là gần 197 tỷ đồng, bằng 160,7% vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, cổ đông DDM đã không tán thành với chủ trương này.
Theo báo cáo tài chính tổng hợp năm 2012, DDM lỗ 68,77 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế lên 127 tỷ đồng, vượt quá số vốn điều lệ thực góp là 122,4 tỷ đồng.
Ngày 12/3/2013, HSX đã ra quyết định hủy niêm yết cổ phiếu DDM từ ngày 10/4. Phiên giao dịch cuối cùng là 9/4.
Nguồn Khampha