Mai Hân Thứ Sáu | 03/08/2018 15:27

Hàng Mỹ có thể “trú ẩn” ở Việt Nam để qua Trung Quốc

Hàng Trung Quốc có thể tạm trú sang Việt Nam để hưởng ưu đãi xuất đi Mỹ, ngược lại hàng hoá của Mỹ có thể sang Việt Nam để vào Trung Quốc

Chính sách kiểm soát chặt

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ Thường kỳ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng với tình hình như hiện nay cần tính đến những trường hợp xấu nhất mà cuộc chiến thương mại ảnh hưởng đến Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương đã có đề xuất và báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định 31/2018 có hiệu lực từ ngày 8.3.2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá và Nghị định này cũng quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và áp dụng với thương nhân, cơ quan tổ chức, cá nhân khác…

Với quy định này, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có hàng hóa đến Việt Nam và đi các nước khác đều được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, không riêng hai nước đang xảy ra chiến tranh thương mại như Mỹ và Trung Quốc.

Cũng theo ông Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương đã ban hành các quyết định về kế hoạch đấu tranh chống vi phạm trong sản xuất kinh doanh hàng hóa như chống giả mạo xuất xứ, thực hiện quyết liệt đến năm 2020.

"Đồng thời chúng tôi cũng chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tại địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan hạn chế tốt nhất tình trạng hàng hóa như trên có thể xảy ra", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Trung Quốc gia tăng nhập khẩu thịt bò

Theo tờ báo Nhật Nikkei, thu nhập gia tăng là nguyên nhân chính khiến người Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều thịt bò. Thậm chí, tốc độ tăng trưởng nhu cầu thịt bò của Trung Quốc hiện cao đến nỗi các nhà sản xuất trong nước không thể đáp ứng nổi mà phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Đó là lý do vì sao gần đây Trung Quốc liên tục cho nhập khẩu thịt bò trở lại. Thịt bò Brazil vào lại Trung Quốc vào năm 2015, đến giữa 2017 Mĩ bắt đầu nhập khẩu thịt bò Mĩ sau 14 năm cấm vận. Theo số liệu hải quan Trung Quốc, nước này hiện là nhà nhập khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới, thu mua gần 700.000 tấn thịt đỏ trong năm 2017, trị giá khoảng 3,3 tỉ USD, với khối lượng nhập khẩu lên tới 20% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, đến năm 2025, tiêu thụ thịt bò của nước này sẽ tăng 21% so với năm 2017, đạt mức 9,54 triệu tấn. Sản lượng thịt bò trong nước sẽ tăng 16%, trong khi lượng nhập khẩu sẽ đạt 1,05 triệu tấn.

Hang My co the “tru an” o Viet Nam de qua Trung Quoc

Vì vậy, Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế trong thời gian dài đối với thịt bò nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng gia tăng của tầng lớp trung lưu, và trong vài năm qua đã gỡ bỏ lệnh cấm đối với thịt bò với nhiều nước, gần đây là Ireland.

Tuy nhiên, trong cuộc tranh chấp thương mại với chính quyền Washington, Trung Quốc đã đề xuất đánh thuế trả đũa lên hàng hoạt hàng hóa của Mĩ gồm cả thịt bò, khiến mặt hàng này sẽ bị ngăn chặn sau khi được phép xuất khẩu trở lại vào năm ngoái. Điều này dẫn đến việc, thịt bò Mỹ có thể qua cửa Việt Nam để vào Trung Quốc.

Thị trường thịt bò khá béo bở. Vì vậy, sau khi Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu thịt bò lần đầu tiên cho hai công ty giết mổ và hai khu lưu trữ của Pháp, kết thúc 17 năm cấm vận vào giữa tháng 7 vừa qua. “Quyết định kết thúc lệnh cấm vận kéo dài 17 năm đối với thịt bò Pháp rất quan trọng đối với ngành thịt bò”, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết trong thông báo.

Trước đó, ngày 27.6, Trung Quốc cũng đã chính thức gỡ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Anh sau gần 30 năm.