Hàng loạt nhà máy thức ăn thủy sản đóng cửa
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Thápcó 24 nhà máy thì chỉ còn 3 nhà máy vẫn còn hoạt động bình thường, 7 nhà máy đang hoạt động cầm chừng và 14nhà máy đã ngừng hoạt động.
Đại diện một công ty chế biến thức ăn thủy sản ở thành phố Cần Thơ cho biết rấtnhiều công ty đã giảm công suất hoặc ngừng hoạt động vì nghề nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn.Trong đó, các nhà máy đang hoạt động phải giảm khoảng 40% công suất, đồng thời chỉ bán thức ăn gốiđầu cho các mối là người nuôi đã làm ăn lâu dài với công ty. Còn thị trường mới hầu như bị bỏ ngỏvì quá nhiều rủi ro. Các nhà máy có năng lực cũng bắt buộc phải giảm công suất vì thị trường rất ảmđạm.
Theo nhiều chuyên gia, qua đợt sàng lọc này sẽ giúp cho ngành chếbiến thức ăn sẽ phát triển mạnh hơn. Những nhà máy còn trụ lại được sẽ đầu tư đổi mới công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển bền vững hơn. Năm 2008 được xem là năm ngành chế biến thức ăn thủy sản phát triển nhất khi hàng loạt các nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động. Theo thống kê, lúc đỉnh điểm, toàn vùng ĐBSCL có trên 65 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, kéo theo hệ lụy là cung vượt cầu.Theo thống kê của Sở Công Thương Đồng Tháp, thời đỉnh điểm, toàn tỉnh có đến 24 nhà máy chế biến thức ăn cá tra với tổng công suất khoảng 2,5 triệu tấn thức ăn/năm. Tuy nhiên, toàn tỉnh này mỗi năm chỉ nuôi tối đa 300.000 tấn cá tra, với nhu cầu thức ăn chỉ khoảng 500.000 tấn. Các nhà máy mới ra đời muốn bán được sản phẩm bắt buộc phải cạnh tranh với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có việc hạ giá bán.Tại Cần Thơ, An Giang cũng có rất nhiều nhà máy chế biến thức ăn thủy sản ra đời khi nghề nuôi cá tra, nuôi tôm phát triển nóng ở ĐBSCL. Sau thời gian phát triển nóng thì hệ lụy là hàng loạt các nhà máy đã đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất khi nghề nuôi thủy sản đã bắt đầu co cụm lại, nhiều nông dân treo ao, bỏ nghề... |
Nguồn Dân Việt