Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị thương mại tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Ảnh: TL.
Hàng loạt hiệp hội Mỹ kêu gọi không áp thuế Việt Nam
Theo Blomberg, hàng loạt hiệp hội doanh nghiệp Mỹ trong nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến thời trang kêu gọi không dùng biện pháp thuế trong giải quyết các vấn đề liên quan thương mại với Việt Nam.
“Nếu chính quyền lo ngại về các yếu tố trong quan hệ thương mại của Mỹ với Việt Nam, hãy phối hợp làm việc đừng áp thêm thuế”, 76 hiệp hội, tổ chức trong đó có Phòng Thương mại Mỹ, Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia và Hiệp hội Internet (có các thành viên như Amazon, Google), cho biết trong thư gửi Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai ngày 14.7. USTR đang điều tra với gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và cân nhắc có nên áp thuế liên quan hành vi tiền tệ của Việt Nam hay không.
Các hiệp hội, tổ chức của doanh nghiệp Mỹ cho rằng không có đủ bằng chứng Việt Nam có hành vi không phù hợp trong những vấn đề trên, cảnh báo biện pháp thuế sẽ làm xói mòn mối quan hệ với một đối tác quan trọng này.
Việt Nam gần đây nổi lên là thị trường cung cấp nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp đầu vào quan trọng cho các nhà sản xuất Mỹ. “Áp thuế đối với những sản phẩm này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ”.
Việt Nam gần đây nổi lên là thị trường cung cấp nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp đầu vào quan trọng cho các nhà sản xuất Mỹ. Ảnh: HaiquanVietnam. |
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị thương mại tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Ở chiều ngược lại, Hà Nội là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 13 của Washington.
Hồi tháng 12, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Donald Trump ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, lần đầu tiên gắn mác thao túng tiền tệ với Việt Nam và Thụy Sĩ. Một quốc gia bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ nếu thỏa mãn các tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỉ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ.
Hồi tháng 1, Mỹ cho rằng hành vi tiền tệ của Việt Nam là không hợp lý, mở đường cho việc áp thuế theo mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974. Mỹ có hạn chót là tháng 10 để ra quyết định về áp thuế.
Bộ Tài chính Mỹ, hồi tháng 4, dưới thời Tổng thống Joe Biden, cho biết không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại và, cùng với Thụy Sĩ, Đài Loan, được đưa ra khỏi danh sách.
Thủy sản Vĩnh Hoàn, Nam Việt được áp thuế 0% khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ