Hai sàn giảm điểm trong nỗi lo thanh khoản
Dù lực bán tháo đã được hạn chế, giúp thị trường lấy lại trạng thái cân bằng sau những phiên trồi sụt mạnh, nhưng việc dòng tiền vẫn đứng ngoài khiến thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh. Số mã có lượng khớp trên 1 triệu đơn vị còn rất ít, chỉ một vài mã.
Không đón nhận thêm thông tin vĩ mô tích cực nào, thị trường bướcvào phiên giao dịch sáng nay tiếp tục thận trọng khiến thanh khoản ở mức thấp.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,98 điểm (-0,17%)xuống 568,38 điểm với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 29 tỷ đồng.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, dấu hiệu tích cực đã xuất hiệnkhi một số mã trong nhóm VN30 và HNX30 hồi xanh và là trụ cột chính giúp chỉ số trên hai sàn bậttăng trở lại.Tuy nhiên, do lực mua rất thật trọng, trong khi lực bán tháo cũng không còn diễn ramạnh, nên thị trường chỉ giằng co mạnh quanh mốc tham chiếu với thanh khoản thấp.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0,38 điểm(-0,07%) xuống 568,98 điểm với tổng khối lượng giao dịch hơn 30,5 triệu đơn vị, trị giá 697,43 tỷđồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 2,88 triệu đơn vị, trị giá 55,89 tỷ đồng. Riêng VNG thỏa thuậnhơn 1,7 triệu cổ phiếu ở mức giá trần 12.000 đồng/CP, tương ứng trị giá hơn 20,5 tỷ đồng đã đónggóp lớn cho khối lượng và giá trị giao dịch.
Nhóm VN30 nhờ đà tăng mạnh của KDC, FPT, GMD…, nên VN30-Index đóngcửa tăng nhẹ 0,31 điểm (+0,05%) đứng ở mức 630,09 điểm.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 0,03 điểm(-0,04%) xuống 79,87 điểm. Thanh khoản tiếp tục giảm so với phiên giao dịch trước với 21,14 triệuđơn vị, trị giá 217,63 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,32 triệu đơn vị, trị giá 18,66 tỷđồng. Riêng EFI thỏa thuận hơn 1 triệu đơn vị, tương ứng trị giá 7,59 tỷ đồng. HNX30-Index giảm0,21 điểm (-0,13%) xuống 160,73 điểm.
KDC nhờ lực cầu ngoại, trong khi bên bán không ra hàng nên có mứctăng khá mạnh, gần chạm mốc trần, nhưng về cuối phiên, đà tăng của mã này bị hãm bớt và tạm đứng ởmức 54.000 đồng/cổ phiếu, tăng 2,78% với thanh khoản rất thấp.
Ngày 24/4 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2013bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15% của HPG. Vì vậy, phiên hôm nay, HPG thực hiện điều giá, mặc dù trên bảngđiện tử HPG giảm tới 7.900 đồng/CP, nhưng trên thực tế, cổ phiếu này đã tăng 1,6%, đứng tại mức giá47.600 đồng/CP.
Trong khi ITA đã vượt qua mốc tham chiếu và tăng nhẹ 100 đồng/CP,thì FLC vẫn duy trì sắc đỏ với khối lượng giao dịch vẫn dẫn đầu sàn HOSE đạt hơn 3,95 triệu đơn vị.Còn ITA chuyển nhượng thành công hơn 1,65 triệu đơn vị.
Ngoài 2 mã trên, trên sàn HOSE chỉ đón nhận thêm 1 mã có khối lượnggiao dịch trên 1 triệu đơn vị khác là AVF với 1,26 triệu đơn vị.
Trên HNX, dấu hiệu chốt lời ngắn hạn đã xuất hiện ở phiên hôm quavà tiếp tục duy trì mạnh trong phiên sáng nay khiến PVX quay đầu giảm 100 đồng sau 2 phiên tăngtrần nhờ thông tin được đưa vào HNX30. Trong khi đó, SCR cũng không còn xanh mà quay về mức thamchiếu. Hai mã này vẫn dẫn đầu về thanh khoản trên sàn HNX với khối lượng khớp lần lượt đạt 4,11triệu đơn vị và 2,27 triệu đơn vị.
Ba mã khác là SHB, PVS, KLS cùng có khối lượng khớp trên 1 triệuđơn vị.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán phân hóa. Trong khi KLS, VIG, WSS, CTS,APG, IVS đỏ điểm, thì VND, APS, BVS, ORS tăng giá.
Nguồn Đầu tư Chứng khoán