Hai phương án xử lý thủy điện Sông Tranh 2
Theo ông Hồng, vùng Bắc Trà My có kết cấu địa hình phức tạp, nhạy cảm về động đất, nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động nhưng chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế biết vẫn nhất quyết xây dựng thủy điện là một quyết định sai lầm.
Nếu chiếu theo các quy chuẩn thủy điện của Liên Xô, Mỹ, Nhật Bản, công trình này không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Đập thủy điện Sông Tranh 2 không có tường bê tông thép chống thấm, nhà thầu Trung Quốc áp dụng công nghệ không đúng quy trình khiến cho các khe nhiệt co giãn bị nứt.
Theo Luật Xây dựng, trường hợp sự cố ảnh hưởng đến độ an toàn nhưng không thể khắc phục thì phải tính đến phương án phá bỏ công trình.
Theo tiến sĩ, có hai phương án xử lý thủy điện Sông Tranh 2 nếu cấm tích nước vĩnh viễn. Thứ nhất, cho nổ mìn phá đập nhưng cách này tương đối nguy hiểm vì có thể gây ra động đất mạnh hơn. Còn phương án thứ hai là làm tường chống gia cố đằng sau đập để sau này khi địa chất khu vực đi vào ổn định thì có thể tái sử dụng công trình.
Tuy nhiên, trước hết chủ đầu tư buộc phải làm cửa xả đáy để tháo cạn nước còn lại trong hồ, vừa giảm kích thích động đất vừa cung ứng nước cho hạ du.
Ngoài ra, ông Hồng cũng thông tin thêm, việc phá đập thủy điện là chuyện bình thường ở nhiều nước. Chẳng hạn ở Mỹ từng có nhiều đập thủy điện bị phá bỏ do không đảm bảo an toàn khi hoạt động.
Nguồn Pháp luật TPHCM