Có 54,7% doanh nghiệp sản xuất trang phục, 36,5% doanh nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và 24,1% doanh nghiệp dệt gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu. Ảnh: TL.
Hai khó khăn lớn nhất của ngành dệt may trong quý II
Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong quý II/2024, hai khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là “nhu cầu thị trường trong nước thấp” và “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao” với tỉ lệ doanh nghiệp lựa chọn lần lượt là 53,4% và 50,4%. Bên cạnh đó, “lãi suất vay vốn cao” là khó khăn mà doanh nghiệp đánh giá tăng nhiều nhất so với quý I/2024 (tăng 3,9 điểm phần trăm so với quý I/2024) với tỉ lệ doanh nghiệp lựa chọn là 22,3%.
Đối với nhóm ngành dệt, may, da giầy, hai khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong quý II/2024 là đơn hàng xuất khẩu và lao động có tay nghề. Có tới 57,7% doanh nghiệp sản xuất trang phục; 55,8% doanh nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và 47,1% doanh nghiệp dệt gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp. Bên cạnh đó, có 54,7% doanh nghiệp sản xuất trang phục, 36,5% doanh nghiệp sản xuất da và các sản phẩm có liên quan và 24,1% doanh nghiệp dệt gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu.
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam. |
Đối với các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, để giảm áp lực chi phí đầu vào tăng cao cho doanh nghiệp, 50,1% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất, 44,9% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách để bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng và 30,5% doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương phải ổn định nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
Về lao động, 18,6% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, nâng cao tay nghề người lao động để đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất. Bên cạnh đó, 24,5% doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ logistic; 23,4% doanh nghiệp kiến nghị giảm tiền thuê đất cho sản xuất kinh doanh; 22,4% doanh nghiệp kiến nghị phải đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất.
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam. |
Đối với thị trường đầu ra, để góp phần tăng khối lượng đơn hàng, 28,9% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục có các biện pháp kích cầu trong nước hiệu quả, tăng cường tuyên truyền để “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngoài ra, 26,1% doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường xúc tiến thương mại, tìm thị trường mới, đối tác mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng lượng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trường trong và ngoài nước.
Về thủ tục hành chính, có 31,5% doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để thời gian chờ đợi và thực hiện các thủ tục hành chính của doanh nghiệp được rút ngắn đến mức tối đa.
Về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất: có 28,2% doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục và điều kiện vay vốn để doanh nghiệp nhanh chóng có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Để doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với điều kiện và yêu cầu đầu ra ngày càng cao, 24,5% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng; 12,5% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ, phòng vệ thương mại, các yêu cầu mới về tiêu chuẩn, kỹ thuật trong sản xuất (như sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn…); 10% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và 8,6% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nhận chuyển giao công nghệ.
Có thể bạn quan tâm
Quý II/2024: Thu nhập bình quân của người lao động tăng đáng kể