Grant Thornton Việt Nam: Nhà đầu tư nhìn tích cực hơn về triển vọng kinh tế trong nước
Dòng vốn FDI dẫn dắt sự kỳ vọng
Kết quả khảo sát cho thấy, triển vọng nền kinh tế trong nước 12 tháng tiếp theo - đến tháng 6/2014đã tăng lên rất nhiều so với 6 tháng trước đó.
Tỷ lệ nhận định tiêu cực và trung lập còn cao được lý giải là do tình hình khó khăn của nền kinh tếvĩ mô bao gồm: nợ xấu, thị trường Bất động sản đóng băng, và việc tái cấu trúc đang diễn ra tại cácDNNN.
Tuy vậy, việc gia tăng nguồn vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2013 là một dấu hiệu khả quan của nềnkinh tế.
Ông Ken Atkinson - Giám đốc điều hành của Grant Thornton Việt Nam cho rằng: "các số liệu kinh tếgần đây cộng với môi trường pháp lí và tình hình nợ xấu của năm 2013 đã làm giảm niềm tin của nhàđầu tư. Tuy nhiên, dòng vốn FDI mới chảy vào Việt Nam cùng với việc giảm và bình ổn lạm phát đượccoi như những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế."
Mức độ hấp dẫn đầu tư tăng
Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù tình hình kinh tế khá ảm đạm, Việt Nam vẫn là một điểm đến thu hútdo chi phí nhân công thấp, dân số ở độ tuổi lao động tăng lên.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cho rằng Indonesia và Myanmar là 2 thị trường hấp dẫn nhà đầu tư nhấthiện nay ngoài Việt Nam.
Các nhà đầu tư cũng cho rằng tài sản xấu đã không còn là yếu tố dẫn dắt của các giao dịch đầu tưtại Việt Nam, tỷ lệ tin tài sản xấu là yếu tố dẫn dắt trong các giao dịch đã giảm đáng kể so vớiquý IV/2012. Các công ty tư nhân/gia đình vẫn được coi là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho cácthương vụ.
Tham nhũng và nạn quan liêu tiếp tục là trở ngại trong đầu tư
82% nhà đầu tư cho rằng tham nhũng và nạn quan liêu cùng các thủ tục hành chính là những trở ngạichính hoặc là một khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống pháp lý cũng là một mối quan tâm đánglo ngại khác.
Grant Thornton cho rằng, mặc dù Chính phủ đã biết đến tham nhũng, quan liêu và hệ thống pháp lý gâytrở ngại trong đầu tư vào Việt Nam và đã có những cố gắng trong việc cải cách pháp luật và thủ tụchành chính những vẫn còn rất nhiều bất cập.
Nguồn CafeF