Giày dép Việt Nam hưởng ưu đãi GSP của EU từ 2014
Như vậy, sản phẩm thuộc nhóm 12 a và 12 b chủ yếu là giày dép của Việt Nam chính thức ra khỏi danh sách các mục trưởng thành của EU. Quyết định này là văn bản pháp lý bổ sung quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2016.
Ngoài giày dép, những mặt hàng khác của Việt Nam xuất sang EU cũng tiếp tục được hưởng ưu đãi GSP.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012 EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU chiếm tỷ trọng cao là: Điện thoại chiếm 43% tổng kim ngạch điện thoại xuất khẩu; giày dép chiếm 36%; máy tính chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%.
Trưởng thành có nghĩa là nhập khẩu các nhóm sản phẩm cụ thể có nguồn gốc tại một quốc gia thụ hưởng GSP không được hưởng ưu đãi GSP. Theo GSP mới, cơ chế trưởng thành áp dụng khi tổng nhập khẩu hàng hóa vào EU thuộc một mục của một nước vượt quá 17,5% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự từ tất cả các nước đang hưởng GSP của EU trong vòng 3 năm (đối với mặt hàng dệt may là 14,5%). |
Nguồn Khampha